Điểm sạt lở tại đoạn Km 48 QL9 đoạn qua huyện Đakrông, Quảng Trị
Ghi nhận của PV Báo Giao thông, tại đoạn Km 48 QL9, một khối lượng đá từ phía núi sụt trượt xuống tràn ra mặt đường ngổn ngang. Phía trên Km 50, đất đá sụt trượt xuống cũng tràn ra mặt đường, nhưng chưa được hốt dọn hết để đảm bảo ATGT. Cách đó một đoạn, đất đá từ phía ta luy dương cũng đã theo nước trôi ra nằm ngổn ngang mặt đường, ta luy âm cũng xuất hiện sạt lở “ăn” qua đoạn đã được gia cố kè đá. Cũng trên đoạn Km 50, dọc bên phía ta luy dương QL9 đã xuất hiện hàng loạt vị trí đất đá sụt trượt xuống mặt đường lấp mương thoát nước dọc, tràn ra gần 1/2 mặt đường cũng chưa được hốt dọn.
Tại một vị trí khác trên đoạn Km 50 (gần trụ Km 51), ngoài một khối lượng lớn đất đá đã sụt trượt xuống tràn ra mặt đường, một số cây cối ngã theo “án ngữ” gần 1/2 mặt đường ngay đoạn đường cong, các xe ô tô chạy từ Đông Hà lên Lao Bảo phải chạy phần đường của xe ngược chiều. Cách vị trí này một đoạn, 2 vị trí đất sụt trượt xuống nằm gần “liền kề” nhau. Tiếp đó, cọc tiêu “H3/51” phía ta luy dương QL9 cũng đã bị đất trôi xuống vùi lấp, tràn ra “chiếm” 1/4 mặt đường QL9.
Điểm sạt lở "ăn" vào 1/3 mặt đường trên đoạn Km 53 QL9
Phía dưới cọc tiêu “H2/53” chừng 30m, mặt đường nhựa QL9 bị sạt lở ăn sâu vào khoảng 1/3 mặt đường (phía ta luy,) dài khoảng gần 20m. Tại vị trí này, phía đơn vị quản lý đường bộ đã thiết lập hàng rào cọc và giăng dây phản quang, đặt biển chỉ hướng phương tiện lưu thông sang làn đường bên cạnh và các biển báo “đường hẹp, đi chậm, công trường đang thi công”. Cách đó một đoạn, 2 nhân viên Hạt QLĐB Khe Sanh đang lắp đặt biển phụ “đường hỏng”…
Tại một vị trí khác, đất trá sụt trượt xuống “xô” cây cối và cả cọc tiêu “H8/53” ra khoảng gần 1/4 mặt đường. Cách vị trí này chỉ một đoạn cũng đã xuất hiện 2 điểm sạt lở “liền kề” nhau phía taluy dương, đất đá lấp mương thoát nước dọc, tràn ra mặt đường. Phía trên trụ Km 54, điểm sạt lở khác cũng lấp mương thoát nước dọc và “xô” cây cối ngã ra phía mặt đường.
Đặc biệt, tại đoạn đường cong gần đối diện với cây cầu dân sinh bắc từ QL9 vào bản Cu Pua (xã Đakrông) xuất hiện điểm sạt lở khá lớn (đoạn Km 54+ 220), cũng chỉ mới hốt dọn được 1/2 mặt đường. Từ vị trí này lên đến cầu dưới cầu Rào Quan (Km 55+ 784) cũng xuất hiện một số vị trí đất đá sụt trượt khá lớn.
QL9 đoạn qua huyện Hướng Hóa cũng xuất hiện một số vị trí sạt lở nhỏ lẻ, trong đó có vị trí đất đá sạt lở tràn ra gần 1/2 mặt đường, và cũng đang… chờ được hốt dọn hết. Theo lãnh đạo Chi cục QLĐB II.5 (Cục QLĐB II), các vị trí sạt lở trên trước mắt đã đảm bảo thông xe, còn vị trí sạt lở phía mặt đường phía thiết kế đang vào kiểm tra để quyết định phương án xử lý.
Một số hình ảnh PV Báo Giao thông ghi nhận trên QL9 sáng 5/9:
Hai điểm sạt lở "liền kề nhau"
Đây là một trong số những điểm sạt lở nhỏ trên đoạn Km 48 đến đoạn Km 55 QL9 đoạn qua huyện Đakrông
Đất đá ngổn ngang trên mặt đường
Một trong những vị trí đất đá "án ngữ" gần 1/2 mặt đường đang "chờ được hốt dọn" sáng 5/9
Một vị trí sạt lở khác trên QL9 đoạn qua huyện Đakrông
Phương tiện chạy hướng Đông Hà - Lao Bảo phải chạy trên làn đường xe ngược chiều
Đất đá sạt lở "xô" cây cối... "án ngữ" gần 1/2 mặt đường đoạn đường cong
Chạy làn đường xe ngược chiều qua điểm sạt lở
Một vị trí đất đá sụt trượt xuống mặt đường QL9 cũng đang chờ được hốt dọn để đảm bảo ATGT
Đất đá ngổn ngang
Rãnh thoát nước dọc bị lấp, cọc tiêu bị "chôn"
Cọc tiêu cũng bị đất đá sạt lở "xô" ra phía mặt đường
Hai điểm sạt lở liên tiếp
Cây ngã, nước ứ bên phía ta luy dương
Mới đảm bảo giao thông một làn đường
... Và nước lênh láng mặt đường tại đoạn sạt lở gần cây cầu dân sinh nối nhịp từ QL9 vào bản Cu Pua
Điểm sạt lở trên QL9 qua huyện Hướng Hóa cũng đang chờ được hốt dọn
Duy Lợi