Hải quan – Doanh nghiệp đồng hành vượt qua tác động của dịch COVID-19 

(Chinhphu.vn) - Với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch COVID-19, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2021.
 

 

Yêu cầu đặt ra trong việc triển khai kế hoạch là tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp trong và sau dịch COVID-19.

Tổ chức các hoạt động đối thoại, tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan để lắng nghe, giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.

Cập nhật thông tin về quy định chính sách pháp luật mới đến doanh nghiệp theo cách thức phù hợp để thông tin có thể đến với doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời, ngắn gọn, đúng địa chỉ.

Đồng thời tăng cường công tác giám sát thực thi pháp luật hải quan để đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong thực thi pháp luật giữa cơ quan hải quan, doanh nghiệp và các bên liên quan.

Theo đó cơ quan Hải quan sẽ triển khai cụ thể các hoạt động: Thông tin; hỗ trợ doanh nghiệp; tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan; hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp; giám sát thực thi pháp luật.

Về hoạt động thông tin, cơ quan Hải quan các cấp tổ chức cung cấp thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp về tình hình xuất nhập khẩu theo thị trường, theo ngành hàng; biến động của thị trường xuất nhập khẩu do tác động của dịch COVID-19; các cam kết quốc tế về thương mại và các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp của cơ quan Hải quan thực hiện trong năm 2021.

Trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan Hải quan sẽ tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của cơ quan Hải quan trong và sau dịch COVID-19; xây dựng các phương án dự phòng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó diễn biến phức tạp của dịch COVID-19; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.

Về vấn đề tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan, trong năm 2021, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện tham vấn các quy định chính sách pháp luật thuế và hải quan mới; các chương trình cải cách, hiện đại hóa hải quan; các giải pháp tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp; các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp về các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện văn bản, chính sách pháp luật hải quan.

Đặc biệt, trong vấn đề hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp, kế hoạch đặt ra yêu cầu tăng cường và mở rộng hợp tác với khối doanh nghiệp FDI, khối doanh nghiệp theo ngành nghề trọng điểm, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chú trọng hợp tác với khối doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật về hải quan, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; trao đổi thông tin, đánh giá phân loại tuân thủ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó phải đổi mới cách thức hợp tác, chú trọng xây dựng hợp tác dựa trên thế mạnh, năng lực, nhu cầu hợp tác của đối tác đưa quan hệ hợp tác hải quan - doanh nghiệp đi vào chiều sâu. Tăng cường hợp tác trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ công, nâng cao năng lực thực thi pháp luật.

Hoạt động giám sát thực thi pháp luật tiếp tục được triển khai trong Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2021. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ được đổi mới bằng việc hiện đại hóa kênh giám sát thực thi pháp luật hải quan trên cơ sở ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin.

Mở rộng các kênh giám sát, công cụ, tiện ích để người dân và doanh nghiệp có thêm lựa chọn tham gia giám sát thực thi pháp luật hải quan; lựa chọn một số dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan để đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công.

292 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1222
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1222
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87124260