Hà Nội có bộ ‘Bách khoa thư’ thứ 2 

(Chinhphu.vn) – Bảy năm sau khi xuất bản bộ Bách khoa thư đầu tiên gồm 18 tập (2010), Hà Nội đã có thêm bộ: “Bách khoa thư Hà Nội - phần Hà Nội mở rộng” ra đời đúng dịp kỷ niệm 63 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2017).

 

Theo Giáo sư Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ nhiệm công trình, bộ sách này là tài liệu quý giá với nhiều lĩnh vực, với nhiều người…

Giáo sư Lê Xuân Tùng cho biết bộ sách “Bách khoa thư Hà Nội - phần Hà Nội mở rộng” là bộ Bách khoa thư Hà Nội thứ 2 ra đời kế tiếp bộ Bách khoa thư Hà Nội gồm 18 tập về Hà Nội theo địa giới cũ, xuất bản năm 2010 nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Bách khoa thư là bộ sách nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực. Đối tượng nghiên cứu là các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và con người. Trong đó, bộ sách thứ 2 này, các tác giả tập trung nghiên cứu 14 lĩnh vực quan trọng là: Địa lý, lịch sử - chính trị - pháp luật, khoa học và công nghệ, kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục, văn học, nghệ thuật, du lịch, tín ngưỡng - tôn giáo, phong tục - lễ hội, di tích - bảo tàng, y tế, thể dục - thể thao. Độ dài khoảng bộ sách tương đương 6.000 trang giấy khổ A 4.

Không gian nghiên cứu là vùng đất Hà Nội mở rộng gồm tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh (trước đây thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã trước đây thuộc tỉnh Hòa Bình. Đây là vùng “địa linh nhân kiệt” nổi tiếng, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và đã sản sinh biết bao anh hùng, hào kiệt, nơi có “một làng hai vua”, có nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học hàng đầu cả nước. Nơi có làng nghề tài hoa nổi tiếng trong và ngoài nước, nhiều kiến trúc độc đáo thu hút khách thập phương chiêm ngưỡng, nhiều làn điệu dân ca say đắm lòng người...

Thời gian nghiên cứu của bộ sách trải dài trên 1.000 năm, từ năm 1010, khi Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đến khi hợp nhất với Hà Nội năm 2008.

Giáo sư Lê Xuân Tùng nhấn mạnh từ nay, “vùng Hà Nội mở rộng” lần đầu tiên có công trình lớn về văn hóa tinh thần - những cuốn sách viết công phu về những lĩnh vực khoa học và đời sống xã hội quan trọng mà trước kia có chăng phần lớn chỉ là những bài viết nhỏ. Bộ sách này là tài liệu quý không chỉ cho những ai quan tâm tìm hiểu xứ sở của mình, mà còn cho đông đảo nhân dân Thủ đô và các tỉnh, thành phố bạn. Chắc chắn nó cũng không thể thiếu được đối với môn Hà Nội học, rộng hơn nữa là các môn khoa học xã hội và nhân văn, các trường học, viện nghiên cứu, thư viện, hiệu sách… trên địa bàn Thủ đô.

Tập thể tác giả bộ Bách khoa thư thứ 2 gồm: Cố vấn là Tiến sĩ Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Chủ nhiệm công trình là Giáo sư Lê Xuân Tùng; Phó Chủ nhiệm Thường trực là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khiển.

Các thành viên Ban Chủ nhiệm công trình gồm: Tiến sĩ Đinh Hạnh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Quỳnh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Mỳ; Tiến sĩ Lê Xuân Rao; nhà thơ Lại Hồng Khánh.

Chủ biên, đồng chủ biên, các ủy viên biên tập, các cộng tác viên gồm 80 người.

 (nguồn: Hà Nội Mới)

490 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 743
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 743
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87222264