|
Ảnh: VGP/Phương Liên |
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và được thể chế hóa bằng Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giai đoạn 2010- 2020.
Để đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng khích lệ vè xây dựng nông thôn, ngoài sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, của tỉnh, của các cấp, các ngành, còn có sự đóng góp không nhỏ của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chiều 26/12, Bộ VHTT&DL cùng Học viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức Toạ đàm Góc nhìn báo chí, truyền thông về xây dựng nông thôn mới.
Toạ đảm được tổ chức nhằm cung cấp về kiến thức cho sinh viên nhằm tạo sự đồng thuận của sinh viên báo chí, truyền thông nói riêng và sinh viên tại Học viện Báo chí chí chung về vai trò, ý nghĩa, những kết quả và thành tựu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ đó, khuyến khích sinh viên tác nghiệp nhằm truyền thông nông thôn mới.
Bên cạnh đó, tuyên truyền và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, sinh viên các trường đào tạo báo chí, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, những kết quả và thành tựu của Ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong quá trình xây dựng dựng nông thôn mới. Trong đó có thiết chế về cơ sở văn hóa và tỷ lệ thôn, ấp, bản đạt chuẩn văn hóa theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đây, khuyến khích nhà trường lồng ghép vào chương trình giảng dạy để khuyến khích sinh viên sau ra trường tham gia vào truyền thông nông thôn mới.
Đây cũng là hoạt động kịp thời cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân điển hình có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới; phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng những kinh nghiệm, những cách làm hay, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Qua toạ đàm, các nhà báo, các sinh viên báo chí đã có thêm nhiềukiến thức về nông thôn mới, biết thêm các góc nhìn báo chí, truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, còn có khả năng nhận diện các vấn đề trong truyền thông nông thôn mới nhằm thúc đẩy những điều tích cực hướng đến thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới thực chất hơn, tạo sự đồng thuận.
Nhật Nam