Chỉ hơn 2 năm trước, nếu muốn thực hiện một báo cáo tổng hợp về tình hình học sinh sinh viên trên toàn tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai phải mất gần 1 tháng.
Đây là chưa kể đến việc các số liệu có thể bị nhầm lẫn, sai lệch do việc cộng trừ được thực hiện qua các bảng excel được gửi về từ các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh.
Thực ra, việc tổng hợp số liệu và làm báo cáo trên toàn tỉnh mất quá nhiều thời gian như vậy là bình thường không chỉ với Gia Lai – một tỉnh vùng cao có diện tích lớn thứ 2 cả nước và lại có nhiều huyện khó khăn, địa thế hiểm trở.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai phát triển thành công nhiều hệ thống CNTT tại các trường học.
Hiện nay, tại không ít tỉnh, thành phố lớn khác trên cả nước, tình hình tương tự vẫn diễn ra. Lý do đơn giản là hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối giữa tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh, thành phố chưa được liên thông. Mỗi cơ sở giáo dục sử dụng một phần mềm riêng, tách biệt với các đơn vị khác tạo nên nhiều “khoảng trời riêng biệt lập”.
Vì thế, dù đã áp dụng CNTT trong quản lý nhà trường từ lâu nhưng khi tổng hợp, nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phải dùng tay, với bảng Excel để cộng và chỉnh sửa do các hệ thống không tương thích. Thế nhưng, Gia Lai đã thay đổi.
Nhờ chiến lược “một cơ sở dữ liệu giáo dục thống nhất” mà ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh quyết liệt triển khai, những“khoảng trời riêng biệt” đã được xoá bỏ.
Với sự hỗ trợ và tư vấn của Tập đoàn Viettel, hệ thống cơ sở dữ liệu giữa tất cả các cơ sở giáo dục được kết nối thông suốt.
Trường Phan Bội Châu áp dụng ứng dụng công nghệ của Viettel giúp các giáo viên xử lý công việc hiểu quả hơn.
Việc tổng hợp, làm báo cáo thủ công “bằng tay” với Excel đã đi vào dĩ vãng. Giờ đây, các cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai chỉ cần nhập các thông số cần thiết cho báo cáo, số liệu và hệ thống sẽ cho ra các kết quả.
Những khó khăn, stress do việc mất quá nhiều thời gian cho tổng hợp số liệu báo cáo đã không còn. Đặc biệt, 100% học sinh trên địa bàn tỉnh đã có học bạ điện tử với một mã định danh duy nhất – điều rất khó tin với một tỉnh vùng cao, chỉ vài nămtrước đây còn “trắng” Internet ở không ít huyện.
Cùng với chiến lược tương tự, Quảng Trị cũng tạo ra sự thay đổi lớn trong công tác tuyển sinh. Nếu như trước đây, các cán bộ chuyên trách của Sở mất tới 2 tháng thì giờ đây với hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục mới liên thông toàn tỉnh do Tập đoàn Viettel tư vấn, xây dựng, công tác này chỉ còn 7-10 ngày.
Ngoài chiến lược đúng, điều gì giúp tạo nên thay đổi lớn trong quản lý giáo dục tại Gia Lai và Quảng Trị.
“Đó là quyết tâm chính trị lớn của lãnh đạo”, một cán bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai tiết lộ.
Theo cán bộ này, nếu cứ để mỗi trường thực hiện một kiểu và không quyết liệt thực hiện mục tiêu “một cơ sở dữ liệu giáo dục thông suốt trên toàn tỉnh” theo đúng lộ trình thì các “khoảng trời riêng biệt” sẽ luôn là rào cản.
“Các trường vẫn có quyền tự quyết định cách ứng dụng CNTT trong quản lý của mình nhưng họ phải vì mục tiêu chung để chọn phương án phù hợp nhất. Khi cùng nhau vì mục tiêu chung, lời giải sẽ có”, cán bộ này nhận xét.
Trong khi đó, bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho biết thêm một lý do phía sau thành công của chiến lược “một cơ sở dữ liệu giáo dục thông suốt trên toàn tỉnh” đơn vị tư vấn và triển khai.
Bà Hương cho biết: “Sau khi nghiên cứu nhiều phương án, chúng tôi chọn Viettel làm đơn vị đồng hành trong việc xây dựng các hạ tầng lõi cho ngành giáo dục tỉnh.
Đây là đơn vị sâu sát, hỗ trợ tích cực cho ngành giáo dục của tỉnh từ nhiều năm nên rất hiểu những khó khăn của chúng tôi. Khi triển khai công việc, họ làm rất nhanh, quyết liệt nhưng chất lượng”.
Tại Gia Lai, Tập đoàn Viettel cũng là đơn vị triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu cho ngành giáo dục. Đây cũng là đơn vị duy nhất sẵn sàng triển khai cho nhiều cơ sở giáo dục ở các huyện vùng cao hiểm trở của Gia Lai, nơi những năm trước còn “trắng” Internet và không có doanh nghiệp nào muốn làm.
Ngoài việc triển khai phần mềm quản lý giáo dục SMAS, Viettel còn miễn phí đường Internet và miễn phí cả dịch vụ tin nhắn cho những hộ nghèo…Nếu so sánh với nhiều tỉnh thành phố khác, trước đây, Gia Lai, Quảng Trị không phải là những tỉnh mạnh về kinh tế hay ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Thế nhưng, giờ đây, họ đang làm được điều mà nhiều địa phương từng có ứng dụng CNTT trong giáo dục mạnh hơn, kinh tế tỉnh giàu hơn chưa làm được.
Họ là minh chứng rõ nét cho thời đại quản lý giáo dục 4.0 với triết lý “tương lai không nằm trên con đường kéo dài của quá khứ”.
Với một chiến lược đúng, một quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo trong việc đẩy mạnh ứng dụng 4.0 vào quản lý giáo dục, không điều gì là không thể thực hiện.
THANH HẢI