Giám đốc Sở Giáo dục Quảng Trị: nên giữ 30% điểm học bạ xét tốt nghiệp phổ thông 

GDVN- Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị, 30% điểm học bạ trong cơ cấu điểm tốt nghiệp là để ghi nhận quá trình học tập của học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định công thức tính điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông gồm 70% dựa vào điểm thi tốt nghiệp, 30% dựa vào điểm trung bình học bạ lớp 12 của thí sinh.

Có ý kiến cho rằng, 30% điểm học bạ được coi là “phao cứu sinh" và với kết quả của kỳ thi tốt nghiệp như hai năm nay, đã đến lúc cần loại bỏ phao này.

Bày tỏ quan điểm với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Lê Thị Hương – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho rằng không nên bỏ tỉ lệ 30% đi bởi đó là sự ghi nhận quá trình học tập của các em.

Bởi theo cô Lê Thị Hương cho rằng đánh giá học sinh phải xem xét đầy đủ 3 năm học Trung học phổ thông. Như vậy độ chính xác mới đảm bảo và cũng là quá trình ghi nhận nỗ lực của học sinh trong suốt thời gian học. Việc đánh giá học sinh không nên chỉ dựa vào kết quả của một kỳ thi.

Cô Hương cũng cho biết, thứ hạng tốt nghiệp Trung học phổ thông ở Quảng Trị năm nay theo cách tính 30% đã làm giảm đi một chút thứ hạng tốt nghiệp trung học phổ thông của Quảng trị so với cả nước nhưng quan điểm của ngành vẫn là thống nhất với việc tính tỉ lệ 30% điểm học bạ vào tổng điểm thi để xét tốt nghiệp Trung học phổ thông cho học sinh.

Tiến sĩ Lê Thị Hương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị. Ảnh Sở GIáo dục và Đào tạo Quảng Trị

Trước quan điểm lo ngại về việc tỉ lệ 30% học bạ của các em là không thực chất, cô Lê Thị Hương cho rằng việc thực chất hay không thực chất vẫn là do cách làm và cách kiểm tra, giám sát của từng trường, từng địa phương.

“Cả quá trình học Trung học phổ thông của các em kéo dài 3 năm, trong 3 năm đó các em học sinh sẽ thể hiện được tinh thần, thái độ học tập và sự cố gắng của các em.

Nếu các trường làm tốt việc giảng dạy nghiêm túc, thi nghiêm túc thì 30% học bạ sẽ rất cần thiết bởi có phần điểm này vào cộng vào tổng điểm chung sẽ đánh giá được toàn diện học sinh khi cấp bằng tốt nghiệp.

Vấn đề là cách quản lý và cách cho điểm như thế nào để nó đi vào thực chất. Muốn điểm thực chất thì nhà trường, các em học sinh phải học thật, các thầy cô giáo dạy thật và các điểm kiểm tra trên lớp là điểm kiểm tra thật.

Khi các khâu giảng dạy, kiểm tra đánh giá thường xuyên của các trường được thực hiện tốt, đảm bảo khách quan thì chất lượng sẽ được phản ánh khách quan”, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tao Quảng trị cho biết.

Cơ cấu học bạ chiếm 30% điểm tốt nghiệp đang làm dị dạng bức tranh giáo dục
Cơ cấu học bạ chiếm 30% điểm tốt nghiệp đang làm dị dạng bức tranh giáo dục

Bên cạnh đó, kỳ thi Trung học phổ thông sẽ phục vụ chủ yếu đánh giá chất lượng phổ thông. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc các trường đại học tự chủ và có nhiều hình thức xét tuyển khác nhau nên các em học sinh có nhiều lựa chọn.

Việc tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ là một điều kiện để các em vào trường đại học.

Về quan điểm sự chênh lệch giữa vùng có điều kiện kinh tế khá và điều kiện kinh tế còn khó khăn, khiến việc đánh giá này không thực chất, cô Lê Thị Hương cho rằng việc thay đổi chênh lệch giữa vùng núi và vùng có điều kiện phát triển cần có nhiều giải pháp và cần có thời gian tuy nhiên sự chênh lệnh này không phải là vấn đề quá lớn trong việc xét tốt nghiệp.

Viện dẫn tại địa phương, cô Lê Thị Hương cho biết: “tại Quảng Trị, hàng năm các đơn vị trường ở vùng thuận lợi vẫn có những sự hỗ trợ đến các đơn vị vùng khó khăn trong đó có các hoạt động về chuyên môn, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm…

Tuy nhiên việc giúp đỡ này chỉ giải quyết được phần nào bởi phụ thuộc vào đầu vào Trung học phổ thông và năng lực của các em tại các địa phương theo học.

Việc giải quyết bài toán chênh lệch này cần nhiều giải pháp toàn diện và chứ không phải làm một sớm, một chiều”.

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 tại Quảng Trị. Ảnh: Trường trung học phổ thông Đakrông.

Nói về việc để 30% học bạ đi vào thực chất, cô Lê Thị Hương cho rằng cần phải nâng cao chất lượng giáo dục và để thực hiện và nâng cao chất lượng giáo dục cần nhiều giải pháp đồng bộ.

Trong đó, vấn đề quan trọng nhất vấn là yếu tố con người bao gồm đội ngũ quản lý và đội ngũ giáo viên, cốt lõi là sự tâm huyết, trách nhiệm của thầy cô giáo

Các khâu kiểm tra, ra đề đánh giá… giữa dạy học và kiểm tra đánh giá, thi cử, yêu cầu của đề thi cần có sự thay đổi và phải đảm báo đánh giá được năng lực, khả năng của học sinh; đồng thời mạnh dạn thay đổi điều chỉnh hình thức kiểm tra, đánh giá...

Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, giảm sĩ số học sinh trên lớp về đúng chuẩn quy định để đảm bảo điều kiện đủ cho giáo viên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục…

Nói về việc chuẩn bị cho việc chuẩn bị chuyên môn cho năm học 2021 – 2022 tại Quảng Trị, cô Lê Thị Hương cho biết, ở Quảng Trị năm nay sẽ có một số thay đổi về mặt chuyên môn, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục.

"Trong năm học 2021 – 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đang xây dựng và giao cho 2 phòng chuyên môn có những kế hoạch, giải pháp cụ thể. Sắp tới sẽ có quá trình góp ý và sau khi hoàn thiện sẽ ban hành cho năm học mới", Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị nói.

Trần Phương
334 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 838
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 838
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87063857