Giá nông sản và nguyên liệu công nghiệp biến động mạnh 

(Chinhphu.vn) - Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa hôm qua, sắc đỏ hoàn toàn chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Điều này đã kéo chỉ số MXV-Index nối dài đà giảm sang ngày thứ 3 liên tiếp, với mức giảm 0,6% xuống 2.497 điểm.
Giá nông sản và nguyên liệu công nghiệp biến động mạnh - Ảnh 1.

Bảng giá nông sản kết thúc ngày giao dịch ngày 12/10.

Thị trường chứng kiến các mức biến động mạnh trên nhóm nguyên liệu công nghiệp và nông sản, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành Báo cáo cung-cầu (WASDE) tháng 10 vào đêm qua theo giờ Việt Nam.

Giá nông sản biến động mạnh

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/10, sắc đỏ bao trùm gần như toàn bộ bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp, trừ dầu cọ thô. Giá bông giảm mạnh hơn 4% khi nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu giảm manh trong khi tồn kho cuối kỳ bật tăng. 

Theo sát ngay sau bông là mức giảm gần 4% của cà phê Arabica. Nguyên nhân lý giải cho sự sụt giảm của mặt hàng này đến từ số liệu tích cực về nguồn cung bông tại Brazil.

Giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh trong khoảng 2% trong phiên hôm qua, thúc đẩy các nhà máy ép mía tại Brazil ưu tiên lượng mía ép cho sản xuất đường, khiến nguồn cung nới lỏng, từ đó gây sức ép lên giá.

Bên cạnh đấy, mưa lớn tại Ấn Độ có thể khiến hoạt động thu hoạch mía bị đẩy lùi 2 tuần, khiến việc ép mía cũng bị đẩy lùi so với dự kiến ban đầu. Điều này có thể khiến đường từ Ấn Độ sẽ phải cạnh tranh cùng thời điểm với đường tại Thái Lan khi quốc gia này sẽ bắt đầu mùa ép mía vào cuối tháng 11, có thể sẽ là nhân tố gây áp lực lên giá khi nguồn cung dồi dào trên thị trường.

Ở chiều ngược lại, dầu cọ thô là mặt hàng duy nhất ghi nhận sự khởi sắc trong nhóm nguyên liệu công nghiệp trong phiên hôm qua với mức tăng 1% khi mà nhu cầu tiêu thụ dầu cọ toàn cầu được dự báo sẽ tăng mạnh trong quý IV năm nay.

Giá lúa mì đã tiếp nối đà suy yếu và là mặt hàng có mức giảm mạnh nhất nhóm nông sản trong phiên hôm qua. Như dự đoán của thị trường trước báo cáo WASDE, những số liệu tích cực về triển vọng nguồn cung là yếu tố chính tạo sức ép lên giá.

Trong khi đó, giá đậu tương hợp đồng kỳ hạn tháng 11 đã tăng gần 1,5% và ghi nhận phiên thứ 4 liên tiếp đóng của trong sắc xanh. Ngay sau khi USDA công bố báo cáo cung-cầu tháng 10, giá đã tăng mạnh và phá thế giằng co trong giai đoạn trước đó. Những số liệu tiêu cực về vụ mùa năm nay của Mỹ tiếp tục là yếu tố đã hỗ trợ giá trong ngày hôm qua.

Giá nông sản và nguyên liệu công nghiệp biến động mạnh - Ảnh 2.

Trong tháng 09 vừa qua, nước ta đã nhập khẩu 141.480 tấn bông các loại

Nhập khẩu bông nguyên liệu khởi sắc trong tháng 9/2022

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 09 vừa qua, Việt Nam đã nhập khẩu 141.480 tấn bông các loại, tương đương với kim ngạch 427,3 triệu USD, tăng 5,7% về lượng và 5,2% về giá trị so với tháng 8. Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 1,06 triệu tấn bông, giảm mạnh 19,4% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng tăng 21% về giá trị.

Trong khi đó, giá trị xuất khẩu hàng dệt may luỹ kế 9 tháng đầu năm nay cũng tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 29 tỷ USD.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

197 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 801
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 801
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87081114