Khi thực thi Hiệp định EVFTA, khoảng cách giới sẽ giảm đặc biệt đối với các hộ gia đình thuộc nhóm 40% thu nhập thấp nhất trong phân phối thu nhập. Có thể thấy rằng, tỷ lệ thu nhập giữa lao động lành nghề nam và nữ thuộc nhóm 40% thu nhập thấp sẽ giảm 0,15% so với kịch bản cơ sở. So sánh cho thấy tác động về giới mà EVFTA tạo ra đối với nhóm 60% thu nhập cao nhất trong phân phối thu nhập tương đối nhỏ, với tỷ lệ thu nhập giữa nam và nữ giảm 0,11%, còn tác động giới đối với lao động không có kỹ năng là không đáng kể.

Thu hẹp khoảng cách lương giữa nam giới và nữ giới theo lộ trình

Thu hẹp khoảng cách lương giữa nam giới và nữ giới

khi Việt Nam thực thi Hiệp định EVFTA.

(Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: K.V)

Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân đánh giá, khi mỗi đại biểu đặt tay để nhấn nút bấm thông qua hiệp định EVFTA đều sẽ hướng đến lợi ích vì sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước. Hiệp định EVFTA thông qua giúp Việt Nam có thể mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. EU là tổ chức tập hợp các quốc gia phát triển sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng tích lũy nhiều kinh nghiệm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi hội nhập thì phải tuân thủ các nguyên tắc đã ký kết trong hiệp định EVFTA.

Đầu tiên nhất phải nói đến tiền lương. Với lương của nam giới và nữ giới có phạm vi, trong phạm trù của hiệp định EVFTA đã quy định rõ là không còn khoảng cách chi lương giữa nam và nữ; nếu có thì chỉ trong một khoảng cách rất hẹp. Tiến sĩ Nhân phân tích, không chỉ ở Việt Nam mà đối với các nước đã ký kết hiệp định EVFTA đều áp dụng khung lương và có quy chế chuẩn hơn.

Quy chế này liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và thất nghiệp cho người dân đối. Như vừa rồi tại Mỹ, dịch COVID-19 xảy ra thì người lao động được hưởng tất cả các loại bảo hiểm. Kế đến, đối với tiền lương thất nghiệp, người lao động sẽ được lĩnh từ 800 – 1.200 USD theo quy chuẩn. Việt Nam cũng phải áp dụng theo khung này. Bước đầu, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp có thể sẽ lúng túng nhưng khi đã áp dụng thì phải có hệ số và nguyên tắc để tính.

Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân nhận định, có thể thu hẹp khoảng cách lương giữa nam giới và nữ giới theo một lộ trình để thay thế những phương án cũ mà trước đến nay chưa làm được. Hoặc, nếu có làm mà chưa đạt mục tiêu, chưa hòa nhập được với nền kinh tế thế giới thì cũng phải thay đổi. “Hiện nay, chúng ta có thể thấy được là khi hạch toán chế độ tiền lương phải rất rõ ràng theo cam kết gia nhập EVFTA nhằm loại trừ một số vấn đề như tham nhũng, yếu tố thu nhập khác hoặc các yếu tố không nằm trong việc lách thuế, trốn thuế. Các loại tài sản sẽ được minh bạch hóa đối với các đối tượng đang sở hữu”, Tiến sĩ Nhân nói.

Ở các nước phát triển, người lao động và kể cả cán bộ sẽ được đảm bảo mức lương bằng kiểm toán và được tổng cục thuế thông qua. Điều này chứng minh được thu nhập về tiền lương và đúng nghĩa do công sức, cá nhân đó làm ra.

Nam giới thường được nắm giữ các vị trí chủ chốt trong một tổ chức

Chuyên gia kinh tế - Tiến sỹ Lê Bá Chí Nhân (Ảnh: K.V) 

Liên quan đến thu nhập cá nhân, người lao động buộc phải kê khai tài sản. Trong quá trình kê khai tài sản sẽ nảy sinh 2 vấn đề. Thứ nhất, nếu thanh toán lương qua tài khoản thẻ thì minh bạch và dễ kiểm soát nên đây là việc có thể thực hiện được. Thứ hai, nếu tài sản không minh bạch ở vấn đề kê khai sẽ nảy sinh việc kê khai cho vợ - chồng, con cái, cha mẹ đứng tên thì khó có thể kiểm soát.

Hiệp định EVFTA có những khó khăn nhất định do cơ quan quản lý lao động đang thực hiện phương thức chi trả lương theo kiểu truyền thống. Khi đã bước vào sân chơi EVFTA thì phải thay đổi quan điểm, thay đổi cách tính và minh bạch hơn. Trong thu nhập của mỗi cá nhân hoặc trong hạch toán, yếu tố về thống kê phải rõ ràng và chính xác hơn.

Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân đưa ra dẫn chứng về việc khoảng cách lương giữa nam và nữ sẽ được thu hẹp với lý do, đến thời điểm này, hệ số lương công chức, viên chức không thay đổi theo ngạch và tùy từng vị trí, chức vụ khác nhau. Ví dụ, mức lương của cục trưởng thì có bao nhiêu nam cục trưởng và nữ cục trưởng được hưởng lương? Bộ trưởng thì có bao nhiêu nam bộ trưởng và nữ bộ trưởng được hưởng lương. Quy định theo trong xếp hạng mức lương, cấp bậc thì không thể chênh lệch nhau. Trong quản lý, hầu như không phải Việt Nam mà các nước trên thế giới nam điều hành nhiều hơn nữ.

Hiệp định EVFTA rút ngắn khoảng cách lương giữa nam giới và nữ giới tức là tăng số lượng nữ giới trong điều hành hoạt động của các tổ chức. Đối với doanh nghiệp, nam giới gần như nắm giữ các vị trí Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc là nhiều. Nếu mức lương không thay đổi thì chênh lệch nhiều do số lượng nữ giới không được nắm giữ các vị trí chủ chốt của công ty. Tiến sĩ Nhân chia sẻ thêm về thu nhập của công nhân đang có 2 loại khác nhau.

Nếu xét về hệ số mức lương giữa nam và nữ là như nhau; nhưng giữa một người nam làm công việc nặng nhọc thì lương phải nhiều hơn người nữ do chi trả lương theo sản phẩm. Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân đúc kết vấn đề về thu nhập của công nhân theo giới tính: “Đây là thu nhập tính theo năng suất và công sức của từng đối tượng lao động. Tuy nhiên, trong góc độ nào đó thì có thể so sánh mức lương giữa nam giới - nữ giới và phải có sự khác biệt”./.. 

 
K.V- Đỗ Hưng