ECB dự kiến cắt giảm lãi suất để vực dậy kinh tế châu Âu 

ECB đã cắt giảm lãi suất 3 lần kể từ tháng Sáu với hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau thời gian dài duy trì lãi suất cao để kiềm chế lạm phát do tác động từ COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine.
ECB dự kiến cắt giảm lãi suất để vực dậy kinh tế châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 12 tới để hỗ trợ nền kinh tế khu vực đồng Euro vốn đang có dấu hiệu chững lại.

Thông tin được ông Francois Villeroy de Galhau, Thống đốc Ngân hàng Pháp và cũng là thành viên Hội đồng Thống đốc ECB, đưa ra ngày 29/11.

Theo ông Villeroy de Galhau, có đầy đủ lý do để ECB xem xét cắt giảm lãi suất.

Mặc dù, lạm phát tại khu vực này đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn cao hơn mức mục tiêu 2%. Vì thế, cắt giảm lãi suất sẽ giúp giảm chi phí vay vốn, kích thích tiêu dùng và đầu tư, từ đó góp phần ổn định giá cả và kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn, từ khủng hoảng năng lượng đến căng thẳng địa chính trị.

 

Ngoài ra, cắt giảm lãi suất cũng sẽ giúp tạo thêm việc làm và cải thiện đời sống người dân.

ECB đã cắt giảm lãi suất 3 lần kể từ tháng Sáu với hy vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau thời gian dài duy trì lãi suất cao để kiềm chế lạm phát do tác động từ đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Theo số liệu mới nhất, lạm phát tại khu vực đồng euro có thể đạt mức mục tiêu 2% vào đầu năm tới. Trong khi đó, lãi suất cơ bản đang được ECB quy định ở mức 3,25%.

 

Giới phân tích cho rằng ECB có thể sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,25-0,5 điểm phần trăm trong kỳ họp chính sách tới.

Trước đó, ECB từng tuyên bố quyết định lãi suất tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế mới nhất cũng như những đánh giá rủi ro của cơ quan này./.

Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu tại Frankfurt am Main, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

ECB cảnh báo rủi ro nợ công ngày càng tăng của eurozone

Đánh giá thường kỳ về sự ổn định tài chính của eurozone, ECB cho biết thị trường có thể một lần nữa bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về nợ, tương tự như cuộc khủng hoảng đã xảy ra trong những năm 2010.

 
(TTXVN/Vietnam+)
67 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 497
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 497
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 93530336