Dự báo tình hình, yếu tố tác động đến công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2023 – 2028 

(ĐCSVN) - Tại Hội thảo, liên quan đến dự báo tình hình, yếu tố tác động đến công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2023 – 2028, có ý kiến cho rằng cần phải phân tích được đặc điểm tình hình của giai đoạn này với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

 

Ngày 26/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Tình hình công nhân, viên chức, lao động giai đoạn 2018 – 2023 và dự báo tình hình, yếu tố tác động giai đoạn 2023 – 2028”. Dự và chủ trì có Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải .

 Quang cảnh Hội thảo.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý đã phân tích, thảo luận về tình hình công nhân, viên chức, lao động và đưa ra một số dự báo cũng như những yếu tố trong, ngoài nước tác động đến đối tượng này trong giai đoạn 2023 – 2028. Trong đó, đáng chú ý là các ý kiến về thị trường lao động biến động nhanh sẽ xuất hiện rất nhiều hình thức lao động mới thì việc bảo vệ người lao động được thực hiện như thế nào?

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nên đưa việc thưởng Tết bằng tháng lương thứ 13 vào quy định, khắc phục tình trạng cứ đến dịp gần Tết người lao động lại phải phấp phỏng không biết có được thưởng Tết không, thưởng Tết như thế nào. 

"Thực tế cho thấy có nhiều chính sách mà người lao động chưa tiếp cận được. Công đoàn phải có chiến lược để bảo vệ người lao động, để người lao động được thực hiện các quyền làm việc, quyền hưởng lương, quyền được hưởng an sinh xã hội…", bà Hương đề xuất.

Đại biểu nêu ý kiến tại Hội thảo.

Liên quan đến dự báo tình hình, yếu tố tác động giai đoạn 2023 – 2028, có ý kiến cho rằng cần phải phân tích được đặc điểm tình hình của giai đoạn này với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, trong đó có các vấn đề của công nhân, viên chức, lao động và Công đoàn. Đặc biệt, cần phải nêu rõ số lượng, chất lượng, cơ cấu của công nhân, viên chức, lao động, điều kiện việc làm (tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), thu nhập, tiền lương, điều kiện sống; tình hình thực hiện pháp luật lao động; đào tạo lao động, trình độ nghề nghiệp. Đó là một trong những cơ sở để dự báo giai đoạn 2023-2028. Đặc biệt với giai đoạn này, cần có dự báo tác động của quốc tế, trong nước với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường…Từ những dự báo để đặt ra vấn đề tập hợp người lao động của Công đoàn trong tình hình mới.

Đề cập đến vấn đề cho thuê lại lao động, có ý kiến cho rằng, để phù hợp với xu thế hiện nay, Công đoàn cần thanh kiểm tra doanh nghiệp thuê lại lao động thay vì trực tiếp ký hợp đồng để giảm chi phí, dẫn tới cảnh người lao động không được đảm bảo tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội.

Cung cấp số liệu về đội ngũ cán bộ công chức các cấp (tính đến hết năm 2021), Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Vũ Minh Tiến cho hay, tổng số công chức của các cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên (không tính Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) là 233,2 nghìn người (nữ chiếm 43,86%), các cơ quan tại Trung ương là 57,35% (133,7 nghìn) và tại địa phương là 42,65% (99,5 nghìn). Tổng số viên chức cả nước là 1,761 triệu người (nữ chiến 68,06%), trong đó viên chức trung ương là 7,4% (130,5 nghìn người) và ở địa phương từ cấp huyện trở lên là 92,6% (1,631 triệu người). 

Tính đến hết 2020, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp đang có kết quả sản xuất kinh doanh là 14,7 triệu, giảm 3% so với 2019; lao động trong khu vực phi chính thức là 13,6 triệu người... 

 
Hiếu Minh
383 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 779
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 779
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 82104391