Dự báo Quý IV/2021, khôi phục hoạt động phát triển và giao dịch thị trường bất động sản  

(ĐCSVN) - Cùng với những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19, bất động sản cũng không phải là một ngoại lệ. Đặc biệt, giãn cách kéo dài đã dẫn đến nhiều hoạt động xây dựng, ký kết dự án bị đình trệ, một số phân khúc thị trường tạm ngừng hoạt động…
 
 
 Gần 200 đại biểu tham gia với hình thức trực tuyến từ nhiều điểm cầu trong cả nước (Ảnh chụp  từ màn hình)

Thông tin này được nêu lại tại Lễ công bố báo cáo tình hình thị trường bất động sản Việt Nam quý III/2021 do Hội môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 2/10 theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của gần 200 đại biểu là các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý trong lĩnh vực bất động sản đến từ các điểm cầu khác nhau trên cả nước. Buổi lễ cũng được phát sóng trực tiếp Trên trang thông tin điện tử https://vars.com.vn/ và Fanpage Hội.

Cụ thể, các đại biểu đã nhất trí cao rằng, kể từ ngày 27/04/2021, Việt Nam đón nhân đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 và vẫn đang tiếp tục diễn ra. Đợt dịch lần này đã bùng phát, lây lan, truyền nhiễm trên diện rộng gây hậu quả nặng nề cho xã hội với nửa triệu người lây nhiễm, hơn 19 nghìn người chết vì dịch bệnh. Kinh tế Việt Nam ở giai đoạn bị chao đảo, nhiều ngành kinh tế bị đứt gãy sản xuất kinh doanh, trong đó ngành bất động sản cũng phải là một ngoại lệ. Các dự án phát triển phải ngừng hoạt động xây dựng và hoàn thiện thủ tục đầu tư, đứt gãy các chuỗi sản xuất cung cấp vật liệu, thiết bị cho các công trình làm ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường. Đồng thời do phải giãn cách xã hội ở hầu hết các tỉnh/TP trên cả nước làm thị trường giao dịch bất động sản ngưng trệ, dừng lặng. Giao dịch trên thị trường vì vậy suy yếu.

 Đại biểu tham dự chương trình (Ảnh chụp từ màn hình)

Báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam về thị trường trong Quý III/2021 và 9 tháng qua chỉ rõ, tổng lượng sản phẩm chào bán trên thị trường cả nước đạt 35.852 sản phẩm, giao dịch đạt 16.647 sản phẩm, tương đương tỉ lệ hấp thụ 40,9%. Hầu hết các dự án phát triển bất động sản trên cả nước, đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và đứt gẫy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị. Những dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư không thể triển khai vì cơ quan chính quyền các tỉnh thành cũng phải tập trung chống dịch làm nguồn cung trên thị trường vốn dĩ đã thiếu hụt không có cơ hội để cải thiện. Hoạt động giao dịch mua – bán bất động sản trên thị trường cũng bị ảnh hưởng vì không thể tiến hành gặp gỡ, trao đổi, giao nhận… trong khi bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt phải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, pháp lý khi phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, bởi lực cầu vẫn duy trì mạnh và sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bán hàng trong tình hình mới của các Sàn giao dịch nên mặc dù thị trường chịu nhiều ảnh hưởng nhưng số lượng giao dịch có thể nói là tương đối tốt.

Toàn bộ nguồn cung trên thị trường bất động sản đa phần hàng tồn từ các Quý trước trước. Lượng cung cũng như dự án mới rất hạn chế và không có dấu hiệu cải thiện. Số lượng nguồn cung trên toàn thị trường đạt ngưỡng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Đại diện một số sàn giao dịch tại 3 vùng: Bắc – Trung – Nam đều chung nhận định, trong những gam xám ảm đạm của thị trường, vẫn thấy có điểm sáng chấm phá, đó là: bất động sản vẫn dành được nhiều sự quan tâm của khách hàng, nhà đầu tư ngay cả trong dịch bệnh. Đặc biệt là các dòng sản phẩm đất nền bởi đây luôn được coi là nơi lưu giữ tài sản an toàn và tiềm năng tăng giá cao. Khách hàng, nhà đầu tư bắt đã dần quen với việc tham dự các buổi chào bán, giới thiệu sản phẩm qua hình thức online, tuy tỷ lệ đăng ký đặt mua qua hình thức online chưa cao nhưng cũng tăng cao hơn so với thời điểm trước.

 Trong khó khăn chung vì dịch bệnh, bất động sản vẫn là kênh đầu tư hiệu quả (Ảnh chụp từ màn hình)

Báo cáo của Hội cũng đánh giá, mặc dù trong thời gian qua, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng gần như tê liệt vì giãn cách xã hội, nhiều cơ sở du lịch không có doanh thu. Tuy nhiên, các dự án phát triển bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng vẫn cho thấy những dấu hiệu khả quan. Lượng sản phẩm đang chào bán trên thị trường trong Quý II/2021 đạt 7.206 sản phẩm, giao dịch đạt 2,280 sản phẩm. Tương đương tỉ lệ hấp thụ 31,6 %. Một số tỉnh/Tp ghi nhận có sản phẩm chào bán gồm: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Quốc… Trong đó, Quảng Ninh là khu vực có tỉ lệ hấp thụ tốt nhất.

Có thể nói, đây vẫn là dòng sản phẩm được các nhà đầu tư quan tâm và tìm kiếm đầu tư. Đặc biệt là các sản phẩm có pháp lý đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường du lịch, nghỉ dưỡng, được đầu tư tốt về hạ tầng, vị trí giao thông thuận lợi và được đầu tư bởi các Chủ đầu tư có uy tín cao trên thị trường. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư vẫn luôn tin tưởng vào sự phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam sẽ cất cánh và thăng hoa vào những năm tới.

Cũng theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, mặc dù Quý III/2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, nhưng hầu hết các khu công nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất bình thường. Ngoài trừ một số tỉnh thành/TP có số ca lây nhiễm lớn và phải thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16. Giá cho thuê mặt bằng nhìn chung không biến động nhiều so với kỳ trước. Ảnh hưởng của thị trường bên ngoài, xung quang các khu công nghiệp. Nhà cho công nhân thuê bị trả lại nhiều, ước trên 30%. Chủ cho thuê phải hỗ trợ giá trung bình 20-30% cho các đối tượng còn thuê. Bất động sản cung cấp dịch vụ không thiết yếu phục vụ xung quanh khu công nghiệp không thể hoạt động.

Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính dự báo, tháng 10/2021, nhiều thành phố lớn và nhiều địa phương trên cả nước hoàn thành cơ bản tiêm vắc-xin cho đối tượng từ 18 tuổi, cùng với việc sàng lọc cách ly người lây nhiễm COVID-19, tạo ra nhiều khu vùng xanh an toàn. Cũng là lúc các địa phương gỡ dần các biện pháp hạn chế chống dịch đồng thời kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Điều này cũng đồng nghĩa là khôi phục lại các hoạt động phát triển dự án và thị trường giao dịch bất động sản.

Hơn nữa, nguồn cung trên thị trường không có nhiều cải thiện, các dự án đang hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư (số lượng là rất lớn) chắc chắn vẫn gặp nhiều khó khăn chưa thể tham gia thị trường. Đáng chú ý, thị trường vẫn chịu áp lực tăng giá bất động sản vì: nguồn cung thấp, giá đất tăng (giải phóng mặt bằng) thuế đất tăng, nguyên vật liệu và thiết bị tăng, nhân công tăng …/.

 
Lê Anh
517 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1022
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1022
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87189629