Đồng chí Lê Duẩn – Nhà lý luận lớn giàu tính sáng tạo của cách mạng Việt Nam 

Nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn trăn trở, tìm tòi trên tinh thần độc lập tự chủ, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Duẩn là một quá trình sáng tạo đầy gian khổ. Quá trình đó, đồng chí đã để lại giá trị tinh thần không đo đếm được, đó chính là đóng góp to lớn trên lĩnh vực lý luận cho cách mạng Việt Nam.

Những sáng tạo của đồng chí Lê Duẩn trong hoạch định đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng của Đảng

Tổng kết từ thực tiễn cách mạng, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng trong hoạch định đường lối, chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng của Đảng. Là một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng, ngay từ những năm 1930-1931, đồng chí đã chỉ đạo quần chúng nhân dân, công nhân lao động, viên chức phát động đấu tranh chống bọn áp bức, bốc lột, chống đánh đập, cúp phạt, đòi tăng lương, giảm giờ làm, ủng hộ phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh bằng nhiều hình thức phong phú như treo cờ Đảng, rải truyền đơn, áp phích trên các vĩa hè, đường phố... Đồng chí cũng trực tiếp biên soạn các tài liệu tuyên truyền, cổ động quần chúng đấu tranh, các tài liệu được chuyển tới các cơ sở Đảng, đảng viên ở nhiều địa phương Bắc Kỳ đã tạo ra ảnh hưởng sâu rộng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong các tầng lớp nhân dân.

Thời gian ở tù (4/1931-1936) đồng chí phụ trách tờ “Lao tù tạp chí”, tiếp đó là tờ “Đuốc đưa đường” tuyên truyền cho Mặt trận phản đế. Qua những bài viết của mình, đồng chí đã phá chủ nghĩa Tam dân nửa vời của những người cầm đầu Quốc dân Đảng, lên án tư tưởng quốc gia hẹp hòi, đồng thời trình bày mục tiêu, lý tưởng của những người cộng sản là thực hiện cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo, giải phóng người lao động, giành lại độc lập cho đất nước.

 Thời kỳ 1936-1939, là Bí thư Xứ ủy Trung kỳ, đồng chí cùng tập thể Xứ ủy lãnh đạo phong trào Mặt trận dân chủ với nhiều sáng tạo trong chủ trương và phương pháp cách mạng, góp phần làm phong phú kinh nghiệm của phong trào cách mạng cả nước. Năm 1936, sau khi Đảng bộ các tỉnh bị vỡ vì sự đàn áp dã man của kẻ thù, ngay khi vừa mới ra tù, đồng chí đã chỉ đạo xây dựng lại các Đảng bộ, khôi phục Xứ ủy Trung kỳ, phát động mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng thành cao trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, chống sưu, thuế, xúc tiến xây dựng Mặt trận dân chủ hầu khắp các tỉnh. Chủ trương đấu tranh bằng hình thức hợp pháp và nửa hợp pháp kết hợp chặt chẽ với hoạt động bí mật, bất hợp pháp do đồng chí vạch ra thực sự là một sáng tạo cách mạng độc đáo, hiếm có ở một xứ thuộc địa.

Năm 1939, là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã sát cánh cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chuẩn bị và chủ trì Hội nghị Trung ương6 (11/1939) - mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, từ đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ, chuyển sang đấu tranh nhằm mục tiêu trực tiếp đánh đổ đế quốc, thực dân, phong kiến tay sai. Sự nhạy bén, sáng tạo của Nghị quyết này thể hiện ở chỗ đã chỉ ra được nhiệm vụ tập trung mũi nhọn đấu tranh vào thực dân Pháp và phong kiến tay sai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để giành chính quyền về tay nhân dân, vừakiên trì chiến lược cách mạng phản đế, phản phong nhưng vẫn đưa vấn đề dân tộc lên trên hết “Công nông phải nêu cao hơn nữa ngọn cờ dân tộc, phải đặt quyền lợi dân tộc thành quyền lợi tối cao1

Nghị quyết Trung ương 6 (1939) khẳng định lực lượng chính của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng là giai cấp công nhân và nông dân: “Công nông phải đưa ngọn cờ dân tộc lên để tập hợp hơn nữa các tầng lớp, giai cấp, để trung lập hóa hơn nữa những bộ phận có thể trung lập được, để lôi kéo những tầng lớp mà ta có thể lôi kéo được trong các tầng lớp trên, để chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc và tay sai”2. Ngoài ra việc thôi không nói đến việc “Lập chính phủ công nông binh” như năm 1930 - 1931 mà là “Lập chính quyền Cộng hoà dân chủ” là hình thức Chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng trong xứ, cũng là một nét sáng tạo của Nghị quyết Hội nghị lần này, để đến Hội nghị Trung ương 8 (1941) do Bác Hồ chủ trì đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược phù hợp với tình hình mới.  

Những năm kháng chiến chống Pháp, trên cương vị là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, rồi Bí thư Trung ương cục Miền Nam Việt Nam, đồng chí Lê Duẩn đã cùng với tập thể Xứ ủy, Trung ương cục vận dụng sáng tạo phương châm kháng chiến do Trung ương Đảng đề ra, thiết lập sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, thống nhất các lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh du kích, củng cố liên minh công nông, tăng cường mặt trận dân tộc, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân cả nông thôn và thành thị đứng lên cứu nước; phát huy vai trò tích cực của nhân sĩ, trí thức, thu phục và lôi kéo các tôn giáo; kiên quyết lãnh đạo thực hiện từng phần chính sách ruộng đất, đem lại quyền lợi thiết thực cho nông dân nghèo trong vùng ta kiểm soát. Nhờ giải quyết tốt vấn đề nông dân, củng cố vững chắc liên minh công nông và thực hiện triệt để chính sách đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã thực hiện được tính chất toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954), đồng chí Lê Duẩn xin Bác Hồ ở lại miền Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Với kinh nghiệm lăn lộn trong phong trào đấu tranh từ bưng biền đến thành thị, đồng chí đã sớm nhận ra âm mưu muốn xé bỏ Hiệp định Giơnevơ, chia cắt đất lâu dài nước ta của đế quốc Mỹ. Đồng chí nhanh chống chỉ đạo xây dựng lại các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng, sẵn sàng đáp ứng cho cuộc đấu tranh mới. Sự chỉ đạo nhạy bén, kịp thời đó đã tạo điều kiện hết sức quan trọng duy trì lực lượng cách mạng, giảm thiệt hại cho cách mạng trước sự đàn áp của kẻ thù.

Cũng từ những năm tháng quyết liệt đó, đồng chí đã suy nghĩ, khởi thảo “Đề cương cách mạng miền Nam”. Bằng sự nhạy bén, sáng tạo, đồng chí đã phân tích đúng đắn âm mưu, thủ đoạn của địch, tính chất xã hội miền Nam, đồng chí gọi chính quyền Ngô Đình Diệm là “con đẻ của chủ nghĩa thực dân mới” và khẳng định “Ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác”1.

“Đề cương cách mạng miền Nam” đã có những đóng góp to lớn cho việc ra đời của Nghị quyết 15 (1959) của Trung ương Đảng, xác định phương hướng tiến lên của cách mạng miền Nam; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giải phóng miền Nam và củng cố, bảo vệ miền Bắc; giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng quốc tế, với phong trào hòa bình thế giới. Đề cương đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng miền Nam, tạo ra phong trào Đồng khởi rầm rộ khắp các tỉnh Nam Bộ những năm 1959-1960.

Năm 1957, trở lại miền Bắc và đảm nhiệm cương vị Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1960), đồng chí đã cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị giải quyết thành công nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp của cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực với sự đối đầu của hai hệ thống tư tưởng, hai chế độ quân sự chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa... với sự chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh, phong trào cộng sản quốc tế có một số xung đột nghiêm trọng... . Báo cáo Chính trị do đồng chí trình bày tại Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960) khẳng định: Đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai chiến lược cách mạng kết hợp khăng khít với nhau, nhằm mục tiêu chung là hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ hòa bình thế giới. Đường lối đúng đắn, sáng tạo đó đã phát huy được sức mạnh của nhân dân hai miền Nam - Bắc trong cuộc đấu tranh, kết hợp với sức mạnh thời đại đưa cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, giành thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc. Việc giải quyết hài hòa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế là một cống hiến to lớn và sáng tạo của Đảng ta, trong đó có những đóng góp to lớn của đồng chí Lê Duẩn.

 Những tư duy lý luận nổi bật của đồng chí Lê Duẩn

Về chiến tranh nhân dân Việt Nam

  Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, kế thừa di sản chiến tranh nhân dân của dân tộc ta, kết hợp với vận dụng khoa học quân sự Mác - Lênin cùng thực tiễn của cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Duẩn đã phát triển lý luận về chiến tranh nhân dân Việt Nam. Theo đồng chí, trước hết chiến tranh nhân dân Việt Nam: “Cần giải quyết đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ giữa cách mạng và chiến tranh cách mạng, giữa quy luật của đấu tranh cách mạng với quy luật chiến tranh, lý luận về sức mạnh tổng hợp và so sánh lực lượng giữa ta và địch, sáng tạo nghệ thuật quân sự cách mạng đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến lược trong thực tiễn cuộc kháng chiến”1. Lý luận ấy được đồng chí khái quát từ thực tiễn cách mạng phong phú, có tính đến những biến đổi phức tạp của thế giới, của thời đại. Đồng chí Lê Duẩn đã đúc kết rằng, chiến tranh nhân dân Việt Nam bao gồm hai lực lượng: lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị; đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị; kết hợp tấn công quân sự với nổi dậy của quần chúng giành chính quyền, làm chủ ngay trong chiến tranh.

Những quan điểm này được đồng chí đúc rút và vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí đã có những cống hiến quan trọng vào quá trình chỉ đạo cách mạng và chiến tranh cách mạng, nổi bật là một số tư duy lý luận sau:

Một là, lý luận của việc hình thành tư tưởng dám đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ. Quyết tâm chiến lược này thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc đồng thời là kết quả của tư duy cách mạng, khoa học, sáng tạo trong đánh giá đúng tương quan lực lượng và năng lực lãnh đạo.

Trong tác phẩm Thư vào Nam khi phân tích so sánh lực lượng giữa ta và địch đồng chí viết: “Thành bại của một cuộc cách mạng, nói cho cùng, là do lực lượng so sánh quyết định. Trong chiến tranh, kẻ nào mạnh thì thắng, kẻ nào yếu thì thua. Song nói mạnh, yếu là nói theo quan điểm cách mạng, quan điểm phát triển; là căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp cả quân sự và chính trị, cả thế, lực và thời cơ, cả điều kiện khách quan và nghệ thuật lãnh đạo; là xem xét các yếu tố ấy trong quá trình vận động, trong không gian và thời gian nhất định. Không thể chỉ lấy số lượng quân đội, đơn vị, đồn bốt, số lượng vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh để so sánh và đánh giá mạnh, yếu”1. Nếu không có sự phân tích biện chứng, khoa học như vậy về so sánh lực lượng thì quả là ta không dám đánh Mỹ và sự thật lúc đó không phải không có người sợ Mỹ. Làm rõ và đánh giá thật chính xác so sánh lực lượng địch - ta là cơ sở không chỉ để hạ quyết tâm chiến lược mà còn vạch ra đường lối chiến lược, phương châm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chiến thuật và cách đánh. Từ sự phân tích đó, Đảng ta và đồng chí Lê Duẩn đã rất sáng suốt đề ra chủ trương kiềm chế và thắng địch trong phạm vi miền Nam. Như vậy, ở đây phải giải quyết hết sức biện chứng nhiều quan hệ lớn dường như đầy mâu thuẫn, bảo đảm sao cho vừa giải phóng được miền Nam, vừa bảo vệ được công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa giữ được hòa bình thế giới, vừa tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, vừa đoàn kết được phe xã hội chủ nghĩa trước hết là giữa Liên Xô và Trung Quốc trên vấn đề ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Kết hợp thống nhất và đạt cho được tất cả những yêu cầu ấy không hề không đơn giản. Nó đòi hỏi cao ở bản lĩnh chính trị, sự sáng suốt và khôn ngoan, kết hợp nhuần nhuyễn tính kiên định trên những nguyên tắc và mục tiêu chiến lược với tính linh hoạt và mềm dẻo cao độ về sách lược. Điều này đòi hỏi đôi khi phải cân nhắc thậm chí đến cả mức độ của một trận thắng, bởi trong điều kiện nhất định nào đó, trong tương quan chung nào đó nếu thừa thắng xông lên vượt quá cái “độ” của sự vật mà không biết điểm dừng thì có thể dẫn tới hậu quả phá hỏng cả thế trận chung. Ngay cả trong chiến thuật vừa đánh vừa đàm có khi “trong đàm phán nếu ta đưa ra yêu cầu có mức độ, làm cho địch thấy rằng, tuy phải thua, nhưng thua ở một mức có thể chịu được, một mức thua chưa đẩy địch vào tình thế nguy khốn, thì chúng cũng phải chịu thua”1. Những nhận định trên cho thấy đồng chí Lê Duẩn đã có tầm nhìn sâu sắc, lắng nghe từng nhịp thở của chiến trường và bắt được xu thế thời đại mới tìm ra được những đánh giá sắc sảo và những quyết sách xử lý hết sức hiệu quả trong các tình huống chiến tranh.

Hai là, lý luận của chiến lược tiến công và nghệ thuật đánh thắng từng bước. Để đánh thắng được Mỹ, chỉ có đường lối thôi chưa đủ mà còn phải có một chiến lược tổng hợp để đánh thắng. Chiến lược đó được đồng chí chỉ rõ: “Nắm vững chiến lược tiến công, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”2. Phương pháp luận cho việc xác định đường lối của đồng chí Lê Duẩn là đặt cách mạng miền Nam đứng trên quan điểm toàn cục, xem xét đến những biến động của tình hình thế giới. Ngay từ đầu những năm 1950 cách mạng thế giới đang diễn ra trong thế tiến công và phản kích liên tục, đồng chí khái quát: Tiến công từng bước, đánh đổ từng bộ phận, làm thất bại âm mưu, chiến lược của chủ nghĩa đế quốc”3. Đồng chí cho rằng: “Quá trình phát triển của chiến tranh cách mạng Việt Nam là quá trình vận dụng tư tưởng chiến lược tiến công, là quá trình tiếncông kiên quyết, liên tục và ngày càng mãnh liệt, phát triển từ thấp lên cao, theo những bước tuần tự xen kẻ những bước nhảy vọt”4.

Nghệ thuật đánh thắng từng bước của Đảng ta, của bộ thống soái tối cao mà người đứng đầu - chịu trách nhiệm chính ở đây là đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thể hiện nổi bật ở chỗ không chỉ biết khởi sự, biết điều khiển tiến trình mà còn biết kết thúc chiến tranh đúng lúc và có lợi nhất. Ta nêu cao quyết tâm dám đánh, dám thắng, nhưng ta phải thắng và có thể thắng đến mức nào, địch phải thua và có thể thua đến mức nào. Phương hướng chiến lược là tiến công và mục tiêu cuối cùng là toàn thắng, nhưng nghệ thuật chỉ đạo là phải biết thắng từng bước cho đúng, bảo đảm thắng địch theo yêu cầu cụ thể của ta trong mỗi lúc và không phương hại đến đại cục - đó là tư duy chiến lược ở đồng chí. Tư duy đó tạo khả năng làm chủ các quá trình và xu thế phát triển của sự vật trên cơ sở nắm vững tính quy luật diễn biến trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ thắng lợi từng bước tiến tới thắng lợi hoàn toàn.

Sau khi Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris và rút quân về nước, qua hai năm đấu tranh tạo thế và lực, nhận định địch đã suy yếu toàn diện, ta đã lớn mạnh hơn hẳn, trong kết luận Hội nghị Bộ Chính trị đợt 1 năm 1974, đồng chí Lê Duẩn chỉ rõ: “Ta đang đứng trước thời cơ chiến lược mới tạo ra sau 20 năm đấu tranh liên tục, ngoài thời cơ đó, ta không còn thời cơ nào nữa. Ta đã tạo được thế và lực, vật chất và tinh thần, về chuẩn bị chiến trường về các mặt đảm bảo hạ quyết tâm chiến lược trong 2 năm 1975-1976...”1. Trong đợt 2, Hội nghị Bộ Chính trị (12/1974), đồng chí kết luận và khẳng định quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị thực hiện trận quyết chiến cuối cùng giải phóng miền Nam, thông qua chiến lược hai năm 1975 - 1976 và chỉ rõ chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn trong năm 1975. Và đó là một khả năng hiện thực.

Ba là, lý luận về sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng chính là chính trị và vũ trang với hai hình thức đấu tranh cơ bản là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, kết hợp tiến công quân sự với sự nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ ngay trong chiến tranh.

Đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh: “Trong cách mạng Việt Nam chính trị là cái gốc, là chỗ dựa cực kỳ quan trọng trong chiến tranh giải phóng. Kết hợp chính trị với quân sự, chính trị đi đôi với quân sự là đặc điểm nổi bật nhất của chiến tranh nhân dân Việt Nam, khiến nó trở thành một cuộc chiến tranh thực sự mang tính nhân dân, chiến tranh của cả một dân tộc đứng lên cứu nước”2. Không phải ngẫu nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, quân và dân ta thường cứ 4 năm đánh lớn 1 lần những trận có ý nghĩa chiến lược: 1964, 1968, 1972, 1975... Đó là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, nên tình hình chính trị nước Mỹ rất nhạy cảm, ta kết hợp được sức mạnh quân sự, chính trị, ngoại giao để có thể tạo ra hiệu lực lớn tác động vào nước Mỹ, làm áp lực đối với giới cầm quyền Mỹ. Và thực tế, thắng lợi của ta trong cuộc tấn công tết Mậu thân 1968 vào các vùng đô thị đã buộc chính quyền Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Níchxơn dù ngoan cố cũng phải từng bước rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Với nhãn quan toàn cầu, xem xét tình hình nước ta và nước Mỹ, tình hình thế giới, đấu tranh chính trị, quân sự không tách rời đồng chí Lê Duẩn có những chỉ đạo hết sức sáng suốt, nhạy bén.

Bốn là, lý luận về chiến lược đánh địch và thắng địch bằng sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh tổng hợp đó được đồng chí chỉ rõ trong thư gửi vào Nam ngày 10 - 10 - 1974 là: “Sức mạnh làm chủ của nhân dân, sức mạnh của cả nước đánh giặc, từ Bắc đến Nam, từ hậu phương đến tiền tuyến”1. Đồng chí còn nhấn mạnh: “Sức mạnh của ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền chặt chẽ với ba dòng thác cách mạng của thời đại”2. Và trong diễn văn tại cuộc mít tinh mừng chiến thắng 30-4 đồng chí nói rõ quan điểm của mình trong việc sử dụng sức mạnh tổng hợp ấy, đồng chí khẳng định: “Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, động viên lực lượng của toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước với quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn để đánh Mỹ và thắng Mỹ”3.

Đối với đất nước ta, phải đương đầu với kẻ thù được trang bị hiện đại bậc nhất thế giới, áp dụng chiến tranh nhân dân với những tư duy chiến lược trên là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo. Một đặc trưng nổi bật nữa trong tư duy chiến lược của đồng chí Lê Duẩn là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đầu óc luôn suy nghĩ, tìm tòi, trăn trở với những vấn đề do cuộc sống đặt ra, đó là bản tính của đồng chí. Đặc điểm của đồng chí là không bao giờ thỏa mãn với những gì nhận thức đã đạt tới. Chân lý với đồng chí luôn là vô tận. Đồng chí thường nhắc nhở: ta đúng vì ta độc lập, tự chủ và có độc lập, tự chủ thì mới có sáng tạo. Trước những tác động khách quan của tình hình quốc tế, Đảng ta vẫn giữ vững đường lối, cách làm của mình đồng thời thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế đúng đắn. Do đó cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí Lê Duẩn với những sáng tạo lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Vô cùng sáng tạo trong cách mạng dân tộc dân chủ, trong kháng chiến và chiến tranh nhân dân, tư duy sáng tạo của đồng chí Lê Duẩn cũng ghi dấu ấn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong khoảng 30 năm ở cương vị đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã ra sức tìm tòi lý luận và đã có những cống hiến đầy sáng tạo đối với sự hình thành lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, những sáng tạo lý luận đó có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng ta, sáng tạo lý luận đó bao gồm:

  Một là: Quan điểm về “tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng, cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt”1. Luận điểm này không chỉ đúng về thực chất mà còn thể hiện sự nhạy bén sắc sảo của đồng chí khi sớm thấy được vai trò của khoa học - kỹ thuật. Ngày nay, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi phát triển khoa học - công nghệ (cùng với giáo dục - đào tạo) được các nghị quyết của Đảng coi là “quốc sách hàng đầu” thì điều này ngày càng được thực tiễn chứng minh là đúng.

Hai là: Quan điểm về con đường đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là một luận điểm giúp uốn nắn quan điểm “tả” khuynh rập khuôn bên ngoài về đấu tranh giai cấp. Tinh thần cơ bản của luận điểm ấy đến nay vẫn được thể hiện trong văn kiện Đại hội IX của Đảng. Đồng chí Lê Duẩn xác định đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc1.

Ba là: Quan điểm về nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Ý tưởng về làm chủ tập thể, về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa bao hàm trong đó sự tôn trọng và phát huy đầy đủ năng lực, sáng kiến và sức sáng tạo cá nhân. Quan điểm này chính Bác Hồ đã từng nói đến và ngày nay chúng ta đang ra sức tìm tòi, đổi mới để không ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị với cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; quyết tâm xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Nói phát huy quyền làm chủ tập thể không sai, có điều, như Lênin nói, cái đúng một khi bị phóng đại, bị tuyệt đối hóa một cách phiến diện, bị đẩy quá giới hạn áp dụng của nó thì chân lý cũng có thể biến thành sai lầm.

Bốn là: Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Lê Duẩn cho rằng: Con người ta không chỉ sống với nhau vì miếng cơm manh áo mà còn có đời sống tình cảm, vì vậy theo đồng chí, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, con người giữ vị trí hết sức trọng yếu. Đồng chí thường nói: “Có lẽ do biết coi trọng đạo lý làm người và biết làm người mà dân tộc Việt Nam đã đấu tranh tồn tại được và trưởng thành nên một dân tộc độc lập, một quốc gia độc lập2. Đạo lý làm người đã hun đúc nên dân tộc Việt Nam và tạo cho dân tộc ta một sức sống mãnh liệt và cũng nhờ thế mà ngày nay chúng ta mới có được những trang lịch sử vô cùng oanh liệt và vẻ vang. Đồng chí Lê Duẩn khi nói tới văn hóa thường nhấn mạnh lao động, tình thương và lẽ phải và chính những quan điểm đó đã hợp thành tư duy sáng tạo của đồng chí Lê Duẩn về phát triển văn hóa và con người mới xã hội chủ nghĩa.

Một nét độc đáo sáng tạo nữa trong quan điểm về cách mạng xã hội chủ nghĩa mà đồng chí Lê Duẩn đưa ra đó là khái niệm về “bước đi ban đầu”. Theo đồng chí con đường đi lên xã hội chủ nghĩa là không được nóng vội mà phải có những bước đi ban đầu thật chắc chắn. Quan điểm này của đồng chí đã phê bình khuyết điểm chủ quan, nóng vội trong xây dựng và phát triển, tính bảo thủ, trì trệ trong cơ chế quản lý. Vào đầu những năm 1970, quan điểm này của đồng chí là rất phù hợp. Đại hội IV của Đảng (12-1976) với mong muốn đi nhanh chỉ cần một vài kế hoạch 5 năm là kết thúc thời kỳ quá độ, là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nên nội dung của bước đi ban đầu đã không được đề cập. Tại Đại hội V của Đảng (3-1982), đồng chí Lê Duẩn nêu ra khái niệm Chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ với xây dựng những tiền đề để chính trị, kinh tế, xã hội  cần thiết, đẩy nhanh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn. Đó chính là sự trở lại quan điểm đúng đắn và khoa học về bước đi ban đầu. Quan điểm này là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn xã hội Việt Nam. Lênin cho rằng, trong suốt thời kỳ quá độ “trong chính sách của chúng ta, lại chia ra thành nhiều bước quá độ nhỏ hơn nữa. Và tất cả cái khó khăn của nhiệm vụ chúng ta phải làm, tất cả cái khó khăn của chính sách và tất cả sự khéo léo của chính sách là ở chỗ biết tính đến những nhiệm vụ đặc thù của từng bước quá độ đó1. Nội dung của Chặng đường đầu tiên là một bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn.

Đồng chí Lê Duẩn với những sáng tạo về lý luận về xây dựng Đảng

Là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, được bầu làm Bí thư thứ nhất sau đó là Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Lê Duẩn dành nhiều thời gian và trí tuệ nghiên cứu về vấn đề xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Từ việc tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng ta và kinh nghiệm của các Đảng cộng sản và công nhân thế giới, đồng chí Lê Duẩn nêu ra khái niệm về đảng cầm quyền: “Đảng cầm quyền có nghĩa là Đảng đã trở thành người lãnh đạo thực tế của toàn xã hội, có nghĩa là Đảng đã có nhà nước chuyên chính vô sản, một công cụ cực kỳ to lớn, có nhiệm vụ một mặt trấn áp sự chống đối của các lực lượng thù địch, mặt khác, đây là mặt rất quan trọng - động viên và tổ chức nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội và tham gia quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Đảng không thể thực hiện được sự lãnh đạo của mình mà không qua chính quyền nhà nước1. Lý luận của đồng chí Lê Duẩn về công tác xây dựng Đảng cho thấy sự sáng tạo trong nội dung và phương châm chỉ đạo của một Đảng cầm quyền, tính sáng tạo đó thể hiện:

Thứ nhất: Đồng chí cho rằng: Để làm tốt công tác xây dựng Đảng trong điều kiện mới đòi hỏi các cấp bộ đảng phải hiểu rõ điều kiện ra đời hoạt động của Đảng ta, từ đó thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của Đảng để chỉ đạo công tác xây dựng Đảng. Đảng ta ra đời trong một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế chưa phát triển, sản xuất nhỏ là chủ yếu, nông dân chiếm đa số trong dân cư. Đảng ta ra đời và lớn lên trong một nhà nước mà nhân dân có truyền thống yêu nước sâu sắc, phong trào yêu nước nổi lên liên tục. Đảng ta ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, trong điều kiện chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế trong phong trào cộng sản quốc tế. Từ khi thành lập, Đảng ta giành nhiều công sức vào việc lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang, lãnh đạo chiến tranh cách mạng chống những tên đế quốc sừng sỏ. Theo đồng chí Lê Duẩn, điều kiện ra đời và hoạt động như vậy của Đảng tác động không nhỏ đến công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Vì vậy đồng chí yêu cầu: Trong công tác xây dựng Đảng phải nắm vững những đặc điểm ấy, phát huy tác dụng tích cực và hạn chế những tác dụng tiêu cực mà các đặc điểm ấy gây ra. Đồng chí cho rằng: Đối với một đảng cầm quyền, phải đề phòng hai nguy cơ, một là phạm sai lầm về đường lối chủ trương, hai là cán bộ có quyền dễ sinh ra lạm quyền, hống hách với dân.

Thứ hai: Đồng chí Lê Duẩn yêu cầu công tác xây dựng Đảng phải coi trọng cả ba mặt, chính trị, tư tưởng và tổ chức. Kết hợp chặt chẽ ba mặt đó thành một thể thống nhất nhằm bảo đảm cho đường lối chính trị được xác định đúng đắn, thấu suốt và thực hiện được thắng lợi. Đồng chí chỉ rõ yêu cầu để đưa ra được đường lối chính sách đúng, có căn cứ, sát hợp với điều kiện thực tiễn đó là: Tổ chức tốt hệ thống thông tin của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, định kỳ điều tra, nghiên cứu tình hình thực tế, nâng cao công tác thu nhập, phân tích, tổng hợp tình hình, bảo đảm phản ánh kịp thời và chính xác những tình hình cơ bản, những sự kiện quan trọng; Kiên quyết chống lối làm việc quan liêu, xa rời thực tế, xa rời cơ sở, xa rời quần chúng, chống tác phong đại khái, hời hợt, không đi sâu vào thực chất vấn đề của sự việc; Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì không thể có sự thành công của cách mạng. Hoàn cảnh cụ thể của đất nước đòi hỏi phải tìm ra những nội dung, phương pháp và bước đi thích hợp giải quyết nhiều vấn đề mới mẻ nảy sinh từ thực tiễn Việt Nam; Thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận là con đường cơ bản để giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam, nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực lãnh đạo của Đảng; Tổ chức chu đáo việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, những kiến thức về kinh tế, khoa học kỹ thuật cho cán bộ, đảng viên trước hết cho cán bộ cao cấp, trung cấp.

Ba là: Đảng chỉ có thể được xây dựng trong phong trào cách mạng của quần chúng. Nếu không thấy được vai trò của quần chúng thì Đảng dễ xa rời dân, lạm quyền và hống hách với nhân dân, vì vậy theo đồng chí Lê Duẩn việc cho quần chúng tham gia xây dựng Đảng là một yêu cầu không thể thiếu được trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền.

Bốn là: Việc xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền phải luôn gắn liền với việc xây dựng chính quyền nhà nước. Đồng chí cho rằng: hiệu lực của bộ máy nhà nước thể hiện năng lực lãnh đạo của Đảng và thông qua bộ máy nhà nước Đảng thể hiện sự lãnh đạo của mình với toàn xã hội. Mặt khác, đồng chí vạch rõ cần chống khuynh hướng coi nhẹ vai trò và trách nhiệm của tổ chức Đảng trong cơ quan nhà nước, chống việc xem nhẹ hoặc tách rời hoạt động của cấp ủy đảng với hoạt động của cơ quan nhà nước.

Năm là: Là một thể thống nhất Đảng không chỉ mạnh ở từng người mà trước hết là ở cả tổ chức, trong toàn bộ cơ thể. Vì vậy trong công tác xây dựng Đảng ngoài nâng cao chất lượng đảng viên cần nâng cao chất lượng tổ chức Đảng.

Những quan niệm của đồng chí Lê Duẩn về xây dựng Đảng thể hiện sự đúng đắn của một tư duy sáng tạo lớn, đây không chỉ là những công hiến lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng mà còn là bài học quý báu với công tác xây dựng Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Công lao, cống hiến của đồng chí Lê Duẩn đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt những sáng tạo của đồng chí về lý luận và đường lối cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đã nâng trình độ tư duy của Đảng ta, dân tộc ta lên một tầm cao mới, góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của cách mạngViệt Nam. Châu Minh-Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ

 

1 Tỉnh ủy Quảng Trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh: Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Trị, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 28.

2 Tỉnh ủy Quảng Trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh: Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Trị, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 28

1 Lê Duẩn: Tuyển tập, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 81 - 82.

1 PGS Nguyễn Đình Ước: Đồng chí Lê Duẩn phát triển lý luận về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, năm 2007,  tr.3.

 

1 Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 363.

1 Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.363.

2 Lê Duẩn: Về cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tác phẩm chọn lọc, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1976, t.2, tr.652.

3 Lê Duẩn: Hăng hái tiến lên dưới ngọn cờ của cách mạng tháng Mười vĩ đại, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1968, tr.11.

4 Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì đọc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.57.

1 Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Lê Duẩn và cách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr59.

2 PGS. Nguyễn Đình Ước: Đồng chí Lê Duẩn phát triển lý luận về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, năm 2007,  tr.4.

1,2 Lê Duẩn: Thư  vào Nam, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.379, 380.

 

3 Giáo sư Trần Nhâm: Lê Duẩn - Trường Chinh hai nhà lý luận xuất sắc của cách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.35.

1Đảng Cộng sản Việt  Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr.523.

1Đảng Cộng sản Việt  Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr. 524.

2 Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ: Lê Duẩn và cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.134.

1Lênin toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tập 40, tr.119-120. 

1 Lê Duẩn: Về xây dựng Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1998, tr. 204.

Những sáng tạo của đồng chí Lê Duẩn trong hoạch định đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng của Đảng

Tổng kết từ thực tiễn cách mạng, đồng chí đã có những đóng góp quan trọng trong hoạch định đường lối, chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng của Đảng. Là một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng, ngay từ những năm 1930-1931, đồng chí đã chỉ đạo quần chúng nhân dân, công nhân lao động, viên chức phát động đấu tranh chống bọn áp bức, bốc lột, chống đánh đập, cúp phạt, đòi tăng lương, giảm giờ làm, ủng hộ phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh bằng nhiều hình thức phong phú như treo cờ Đảng, rải truyền đơn, áp phích trên các vĩa hè, đường phố... Đồng chí cũng trực tiếp biên soạn các tài liệu tuyên truyền, cổ động quần chúng đấu tranh, các tài liệu được chuyển tới các cơ sở Đảng, đảng viên ở nhiều địa phương Bắc Kỳ đã tạo ra ảnh hưởng sâu rộng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong các tầng lớp nhân dân.

Thời gian ở tù (4/1931-1936) đồng chí phụ trách tờ “Lao tù tạp chí”, tiếp đó là tờ “Đuốc đưa đường” tuyên truyền cho Mặt trận phản đế. Qua những bài viết của mình, đồng chí đã phá chủ nghĩa Tam dân nửa vời của những người cầm đầu Quốc dân Đảng, lên án tư tưởng quốc gia hẹp hòi, đồng thời trình bày mục tiêu, lý tưởng của những người cộng sản là thực hiện cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo, giải phóng người lao động, giành lại độc lập cho đất nước.

 Thời kỳ 1936-1939, là Bí thư Xứ ủy Trung kỳ, đồng chí cùng tập thể Xứ ủy lãnh đạo phong trào Mặt trận dân chủ với nhiều sáng tạo trong chủ trương và phương pháp cách mạng, góp phần làm phong phú kinh nghiệm của phong trào cách mạng cả nước. Năm 1936, sau khi Đảng bộ các tỉnh bị vỡ vì sự đàn áp dã man của kẻ thù, ngay khi vừa mới ra tù, đồng chí đã chỉ đạo xây dựng lại các Đảng bộ, khôi phục Xứ ủy Trung kỳ, phát động mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng thành cao trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, chống sưu, thuế, xúc tiến xây dựng Mặt trận dân chủ hầu khắp các tỉnh. Chủ trương đấu tranh bằng hình thức hợp pháp và nửa hợp pháp kết hợp chặt chẽ với hoạt động bí mật, bất hợp pháp do đồng chí vạch ra thực sự là một sáng tạo cách mạng độc đáo, hiếm có ở một xứ thuộc địa.

Năm 1939, là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã sát cánh cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chuẩn bị và chủ trì Hội nghị Trung ương6 (11/1939) - mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, từ đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ, chuyển sang đấu tranh nhằm mục tiêu trực tiếp đánh đổ đế quốc, thực dân, phong kiến tay sai. Sự nhạy bén, sáng tạo của Nghị quyết này thể hiện ở chỗ đã chỉ ra được nhiệm vụ tập trung mũi nhọn đấu tranh vào thực dân Pháp và phong kiến tay sai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để giành chính quyền về tay nhân dân, vừakiên trì chiến lược cách mạng phản đế, phản phong nhưng vẫn đưa vấn đề dân tộc lên trên hết “Công nông phải nêu cao hơn nữa ngọn cờ dân tộc, phải đặt quyền lợi dân tộc thành quyền lợi tối cao1

Nghị quyết Trung ương 6 (1939) khẳng định lực lượng chính của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng là giai cấp công nhân và nông dân: “Công nông phải đưa ngọn cờ dân tộc lên để tập hợp hơn nữa các tầng lớp, giai cấp, để trung lập hóa hơn nữa những bộ phận có thể trung lập được, để lôi kéo những tầng lớp mà ta có thể lôi kéo được trong các tầng lớp trên, để chĩa mũi nhọn vào bọn đế quốc và tay sai”2. Ngoài ra việc thôi không nói đến việc “Lập chính phủ công nông binh” như năm 1930 - 1931 mà là “Lập chính quyền Cộng hoà dân chủ” là hình thức Chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng trong xứ, cũng là một nét sáng tạo của Nghị quyết Hội nghị lần này, để đến Hội nghị Trung ương 8 (1941) do Bác Hồ chủ trì đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược phù hợp với tình hình mới.  

Những năm kháng chiến chống Pháp, trên cương vị là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, rồi Bí thư Trung ương cục Miền Nam Việt Nam, đồng chí Lê Duẩn đã cùng với tập thể Xứ ủy, Trung ương cục vận dụng sáng tạo phương châm kháng chiến do Trung ương Đảng đề ra, thiết lập sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, thống nhất các lực lượng vũ trang, phát triển chiến tranh du kích, củng cố liên minh công nông, tăng cường mặt trận dân tộc, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân cả nông thôn và thành thị đứng lên cứu nước; phát huy vai trò tích cực của nhân sĩ, trí thức, thu phục và lôi kéo các tôn giáo; kiên quyết lãnh đạo thực hiện từng phần chính sách ruộng đất, đem lại quyền lợi thiết thực cho nông dân nghèo trong vùng ta kiểm soát. Nhờ giải quyết tốt vấn đề nông dân, củng cố vững chắc liên minh công nông và thực hiện triệt để chính sách đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đã thực hiện được tính chất toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954), đồng chí Lê Duẩn xin Bác Hồ ở lại miền Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Với kinh nghiệm lăn lộn trong phong trào đấu tranh từ bưng biền đến thành thị, đồng chí đã sớm nhận ra âm mưu muốn xé bỏ Hiệp định Giơnevơ, chia cắt đất lâu dài nước ta của đế quốc Mỹ. Đồng chí nhanh chống chỉ đạo xây dựng lại các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng, sẵn sàng đáp ứng cho cuộc đấu tranh mới. Sự chỉ đạo nhạy bén, kịp thời đó đã tạo điều kiện hết sức quan trọng duy trì lực lượng cách mạng, giảm thiệt hại cho cách mạng trước sự đàn áp của kẻ thù.

Cũng từ những năm tháng quyết liệt đó, đồng chí đã suy nghĩ, khởi thảo “Đề cương cách mạng miền Nam”. Bằng sự nhạy bén, sáng tạo, đồng chí đã phân tích đúng đắn âm mưu, thủ đoạn của địch, tính chất xã hội miền Nam, đồng chí gọi chính quyền Ngô Đình Diệm là “con đẻ của chủ nghĩa thực dân mới” và khẳng định “Ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác”1.

“Đề cương cách mạng miền Nam” đã có những đóng góp to lớn cho việc ra đời của Nghị quyết 15 (1959) của Trung ương Đảng, xác định phương hướng tiến lên của cách mạng miền Nam; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giải phóng miền Nam và củng cố, bảo vệ miền Bắc; giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng quốc tế, với phong trào hòa bình thế giới. Đề cương đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng miền Nam, tạo ra phong trào Đồng khởi rầm rộ khắp các tỉnh Nam Bộ những năm 1959-1960.

Năm 1957, trở lại miền Bắc và đảm nhiệm cương vị Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1960), đồng chí đã cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị giải quyết thành công nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp của cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực với sự đối đầu của hai hệ thống tư tưởng, hai chế độ quân sự chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa... với sự chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh, phong trào cộng sản quốc tế có một số xung đột nghiêm trọng... . Báo cáo Chính trị do đồng chí trình bày tại Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960) khẳng định: Đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai chiến lược cách mạng kết hợp khăng khít với nhau, nhằm mục tiêu chung là hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ hòa bình thế giới. Đường lối đúng đắn, sáng tạo đó đã phát huy được sức mạnh của nhân dân hai miền Nam - Bắc trong cuộc đấu tranh, kết hợp với sức mạnh thời đại đưa cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, giành thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc. Việc giải quyết hài hòa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế là một cống hiến to lớn và sáng tạo của Đảng ta, trong đó có những đóng góp to lớn của đồng chí Lê Duẩn.

 Những tư duy lý luận nổi bật của đồng chí Lê Duẩn

Về chiến tranh nhân dân Việt Nam

  Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, kế thừa di sản chiến tranh nhân dân của dân tộc ta, kết hợp với vận dụng khoa học quân sự Mác - Lênin cùng thực tiễn của cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Duẩn đã phát triển lý luận về chiến tranh nhân dân Việt Nam. Theo đồng chí, trước hết chiến tranh nhân dân Việt Nam: “Cần giải quyết đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ giữa cách mạng và chiến tranh cách mạng, giữa quy luật của đấu tranh cách mạng với quy luật chiến tranh, lý luận về sức mạnh tổng hợp và so sánh lực lượng giữa ta và địch, sáng tạo nghệ thuật quân sự cách mạng đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến lược trong thực tiễn cuộc kháng chiến”1. Lý luận ấy được đồng chí khái quát từ thực tiễn cách mạng phong phú, có tính đến những biến đổi phức tạp của thế giới, của thời đại. Đồng chí Lê Duẩn đã đúc kết rằng, chiến tranh nhân dân Việt Nam bao gồm hai lực lượng: lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị; đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị; kết hợp tấn công quân sự với nổi dậy của quần chúng giành chính quyền, làm chủ ngay trong chiến tranh.

Những quan điểm này được đồng chí đúc rút và vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí đã có những cống hiến quan trọng vào quá trình chỉ đạo cách mạng và chiến tranh cách mạng, nổi bật là một số tư duy lý luận sau:

Một là, lý luận của việc hình thành tư tưởng dám đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ. Quyết tâm chiến lược này thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc đồng thời là kết quả của tư duy cách mạng, khoa học, sáng tạo trong đánh giá đúng tương quan lực lượng và năng lực lãnh đạo.

Trong tác phẩm Thư vào Nam khi phân tích so sánh lực lượng giữa ta và địch đồng chí viết: “Thành bại của một cuộc cách mạng, nói cho cùng, là do lực lượng so sánh quyết định. Trong chiến tranh, kẻ nào mạnh thì thắng, kẻ nào yếu thì thua. Song nói mạnh, yếu là nói theo quan điểm cách mạng, quan điểm phát triển; là căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp cả quân sự và chính trị, cả thế, lực và thời cơ, cả điều kiện khách quan và nghệ thuật lãnh đạo; là xem xét các yếu tố ấy trong quá trình vận động, trong không gian và thời gian nhất định. Không thể chỉ lấy số lượng quân đội, đơn vị, đồn bốt, số lượng vũ khí, trang bị và phương tiện chiến tranh để so sánh và đánh giá mạnh, yếu”1. Nếu không có sự phân tích biện chứng, khoa học như vậy về so sánh lực lượng thì quả là ta không dám đánh Mỹ và sự thật lúc đó không phải không có người sợ Mỹ. Làm rõ và đánh giá thật chính xác so sánh lực lượng địch - ta là cơ sở không chỉ để hạ quyết tâm chiến lược mà còn vạch ra đường lối chiến lược, phương châm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo chiến thuật và cách đánh. Từ sự phân tích đó, Đảng ta và đồng chí Lê Duẩn đã rất sáng suốt đề ra chủ trương kiềm chế và thắng địch trong phạm vi miền Nam. Như vậy, ở đây phải giải quyết hết sức biện chứng nhiều quan hệ lớn dường như đầy mâu thuẫn, bảo đảm sao cho vừa giải phóng được miền Nam, vừa bảo vệ được công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa giữ được hòa bình thế giới, vừa tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, vừa đoàn kết được phe xã hội chủ nghĩa trước hết là giữa Liên Xô và Trung Quốc trên vấn đề ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Kết hợp thống nhất và đạt cho được tất cả những yêu cầu ấy không hề không đơn giản. Nó đòi hỏi cao ở bản lĩnh chính trị, sự sáng suốt và khôn ngoan, kết hợp nhuần nhuyễn tính kiên định trên những nguyên tắc và mục tiêu chiến lược với tính linh hoạt và mềm dẻo cao độ về sách lược. Điều này đòi hỏi đôi khi phải cân nhắc thậm chí đến cả mức độ của một trận thắng, bởi trong điều kiện nhất định nào đó, trong tương quan chung nào đó nếu thừa thắng xông lên vượt quá cái “độ” của sự vật mà không biết điểm dừng thì có thể dẫn tới hậu quả phá hỏng cả thế trận chung. Ngay cả trong chiến thuật vừa đánh vừa đàm có khi “trong đàm phán nếu ta đưa ra yêu cầu có mức độ, làm cho địch thấy rằng, tuy phải thua, nhưng thua ở một mức có thể chịu được, một mức thua chưa đẩy địch vào tình thế nguy khốn, thì chúng cũng phải chịu thua”1. Những nhận định trên cho thấy đồng chí Lê Duẩn đã có tầm nhìn sâu sắc, lắng nghe từng nhịp thở của chiến trường và bắt được xu thế thời đại mới tìm ra được những đánh giá sắc sảo và những quyết sách xử lý hết sức hiệu quả trong các tình huống chiến tranh.

Hai là, lý luận của chiến lược tiến công và nghệ thuật đánh thắng từng bước. Để đánh thắng được Mỹ, chỉ có đường lối thôi chưa đủ mà còn phải có một chiến lược tổng hợp để đánh thắng. Chiến lược đó được đồng chí chỉ rõ: “Nắm vững chiến lược tiến công, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”2. Phương pháp luận cho việc xác định đường lối của đồng chí Lê Duẩn là đặt cách mạng miền Nam đứng trên quan điểm toàn cục, xem xét đến những biến động của tình hình thế giới. Ngay từ đầu những năm 1950 cách mạng thế giới đang diễn ra trong thế tiến công và phản kích liên tục, đồng chí khái quát: Tiến công từng bước, đánh đổ từng bộ phận, làm thất bại âm mưu, chiến lược của chủ nghĩa đế quốc”3. Đồng chí cho rằng: “Quá trình phát triển của chiến tranh cách mạng Việt Nam là quá trình vận dụng tư tưởng chiến lược tiến công, là quá trình tiếncông kiên quyết, liên tục và ngày càng mãnh liệt, phát triển từ thấp lên cao, theo những bước tuần tự xen kẻ những bước nhảy vọt”4.

Nghệ thuật đánh thắng từng bước của Đảng ta, của bộ thống soái tối cao mà người đứng đầu - chịu trách nhiệm chính ở đây là đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thể hiện nổi bật ở chỗ không chỉ biết khởi sự, biết điều khiển tiến trình mà còn biết kết thúc chiến tranh đúng lúc và có lợi nhất. Ta nêu cao quyết tâm dám đánh, dám thắng, nhưng ta phải thắng và có thể thắng đến mức nào, địch phải thua và có thể thua đến mức nào. Phương hướng chiến lược là tiến công và mục tiêu cuối cùng là toàn thắng, nhưng nghệ thuật chỉ đạo là phải biết thắng từng bước cho đúng, bảo đảm thắng địch theo yêu cầu cụ thể của ta trong mỗi lúc và không phương hại đến đại cục - đó là tư duy chiến lược ở đồng chí. Tư duy đó tạo khả năng làm chủ các quá trình và xu thế phát triển của sự vật trên cơ sở nắm vững tính quy luật diễn biến trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ thắng lợi từng bước tiến tới thắng lợi hoàn toàn.

Sau khi Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris và rút quân về nước, qua hai năm đấu tranh tạo thế và lực, nhận định địch đã suy yếu toàn diện, ta đã lớn mạnh hơn hẳn, trong kết luận Hội nghị Bộ Chính trị đợt 1 năm 1974, đồng chí Lê Duẩn chỉ rõ: “Ta đang đứng trước thời cơ chiến lược mới tạo ra sau 20 năm đấu tranh liên tục, ngoài thời cơ đó, ta không còn thời cơ nào nữa. Ta đã tạo được thế và lực, vật chất và tinh thần, về chuẩn bị chiến trường về các mặt đảm bảo hạ quyết tâm chiến lược trong 2 năm 1975-1976...”1. Trong đợt 2, Hội nghị Bộ Chính trị (12/1974), đồng chí kết luận và khẳng định quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị thực hiện trận quyết chiến cuối cùng giải phóng miền Nam, thông qua chiến lược hai năm 1975 - 1976 và chỉ rõ chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn trong năm 1975. Và đó là một khả năng hiện thực.

Ba là, lý luận về sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng chính là chính trị và vũ trang với hai hình thức đấu tranh cơ bản là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, kết hợp tiến công quân sự với sự nổi dậy của quần chúng giành quyền làm chủ ngay trong chiến tranh.

Đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh: “Trong cách mạng Việt Nam chính trị là cái gốc, là chỗ dựa cực kỳ quan trọng trong chiến tranh giải phóng. Kết hợp chính trị với quân sự, chính trị đi đôi với quân sự là đặc điểm nổi bật nhất của chiến tranh nhân dân Việt Nam, khiến nó trở thành một cuộc chiến tranh thực sự mang tính nhân dân, chiến tranh của cả một dân tộc đứng lên cứu nước”2. Không phải ngẫu nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, quân và dân ta thường cứ 4 năm đánh lớn 1 lần những trận có ý nghĩa chiến lược: 1964, 1968, 1972, 1975... Đó là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, nên tình hình chính trị nước Mỹ rất nhạy cảm, ta kết hợp được sức mạnh quân sự, chính trị, ngoại giao để có thể tạo ra hiệu lực lớn tác động vào nước Mỹ, làm áp lực đối với giới cầm quyền Mỹ. Và thực tế, thắng lợi của ta trong cuộc tấn công tết Mậu thân 1968 vào các vùng đô thị đã buộc chính quyền Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Níchxơn dù ngoan cố cũng phải từng bước rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Với nhãn quan toàn cầu, xem xét tình hình nước ta và nước Mỹ, tình hình thế giới, đấu tranh chính trị, quân sự không tách rời đồng chí Lê Duẩn có những chỉ đạo hết sức sáng suốt, nhạy bén.

Bốn là, lý luận về chiến lược đánh địch và thắng địch bằng sức mạnh tổng hợp. Sức mạnh tổng hợp đó được đồng chí chỉ rõ trong thư gửi vào Nam ngày 10 - 10 - 1974 là: “Sức mạnh làm chủ của nhân dân, sức mạnh của cả nước đánh giặc, từ Bắc đến Nam, từ hậu phương đến tiền tuyến”1. Đồng chí còn nhấn mạnh: “Sức mạnh của ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn liền chặt chẽ với ba dòng thác cách mạng của thời đại”2. Và trong diễn văn tại cuộc mít tinh mừng chiến thắng 30-4 đồng chí nói rõ quan điểm của mình trong việc sử dụng sức mạnh tổng hợp ấy, đồng chí khẳng định: “Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, động viên lực lượng của toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước với quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn để đánh Mỹ và thắng Mỹ”3.

Đối với đất nước ta, phải đương đầu với kẻ thù được trang bị hiện đại bậc nhất thế giới, áp dụng chiến tranh nhân dân với những tư duy chiến lược trên là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo. Một đặc trưng nổi bật nữa trong tư duy chiến lược của đồng chí Lê Duẩn là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo. Đầu óc luôn suy nghĩ, tìm tòi, trăn trở với những vấn đề do cuộc sống đặt ra, đó là bản tính của đồng chí. Đặc điểm của đồng chí là không bao giờ thỏa mãn với những gì nhận thức đã đạt tới. Chân lý với đồng chí luôn là vô tận. Đồng chí thường nhắc nhở: ta đúng vì ta độc lập, tự chủ và có độc lập, tự chủ thì mới có sáng tạo. Trước những tác động khách quan của tình hình quốc tế, Đảng ta vẫn giữ vững đường lối, cách làm của mình đồng thời thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế đúng đắn. Do đó cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí Lê Duẩn với những sáng tạo lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Vô cùng sáng tạo trong cách mạng dân tộc dân chủ, trong kháng chiến và chiến tranh nhân dân, tư duy sáng tạo của đồng chí Lê Duẩn cũng ghi dấu ấn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong khoảng 30 năm ở cương vị đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã ra sức tìm tòi lý luận và đã có những cống hiến đầy sáng tạo đối với sự hình thành lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, những sáng tạo lý luận đó có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng ta, sáng tạo lý luận đó bao gồm:

  Một là: Quan điểm về “tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng, cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt”1. Luận điểm này không chỉ đúng về thực chất mà còn thể hiện sự nhạy bén sắc sảo của đồng chí khi sớm thấy được vai trò của khoa học - kỹ thuật. Ngày nay, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi phát triển khoa học - công nghệ (cùng với giáo dục - đào tạo) được các nghị quyết của Đảng coi là “quốc sách hàng đầu” thì điều này ngày càng được thực tiễn chứng minh là đúng.

Hai là: Quan điểm về con đường đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đây là một luận điểm giúp uốn nắn quan điểm “tả” khuynh rập khuôn bên ngoài về đấu tranh giai cấp. Tinh thần cơ bản của luận điểm ấy đến nay vẫn được thể hiện trong văn kiện Đại hội IX của Đảng. Đồng chí Lê Duẩn xác định đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc1.

Ba là: Quan điểm về nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Ý tưởng về làm chủ tập thể, về quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa bao hàm trong đó sự tôn trọng và phát huy đầy đủ năng lực, sáng kiến và sức sáng tạo cá nhân. Quan điểm này chính Bác Hồ đã từng nói đến và ngày nay chúng ta đang ra sức tìm tòi, đổi mới để không ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị với cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; quyết tâm xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Nói phát huy quyền làm chủ tập thể không sai, có điều, như Lênin nói, cái đúng một khi bị phóng đại, bị tuyệt đối hóa một cách phiến diện, bị đẩy quá giới hạn áp dụng của nó thì chân lý cũng có thể biến thành sai lầm.

Bốn là: Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Lê Duẩn cho rằng: Con người ta không chỉ sống với nhau vì miếng cơm manh áo mà còn có đời sống tình cảm, vì vậy theo đồng chí, vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, con người giữ vị trí hết sức trọng yếu. Đồng chí thường nói: “Có lẽ do biết coi trọng đạo lý làm người và biết làm người mà dân tộc Việt Nam đã đấu tranh tồn tại được và trưởng thành nên một dân tộc độc lập, một quốc gia độc lập2. Đạo lý làm người đã hun đúc nên dân tộc Việt Nam và tạo cho dân tộc ta một sức sống mãnh liệt và cũng nhờ thế mà ngày nay chúng ta mới có được những trang lịch sử vô cùng oanh liệt và vẻ vang. Đồng chí Lê Duẩn khi nói tới văn hóa thường nhấn mạnh lao động, tình thương và lẽ phải và chính những quan điểm đó đã hợp thành tư duy sáng tạo của đồng chí Lê Duẩn về phát triển văn hóa và con người mới xã hội chủ nghĩa.

Một nét độc đáo sáng tạo nữa trong quan điểm về cách mạng xã hội chủ nghĩa mà đồng chí Lê Duẩn đưa ra đó là khái niệm về “bước đi ban đầu”. Theo đồng chí con đường đi lên xã hội chủ nghĩa là không được nóng vội mà phải có những bước đi ban đầu thật chắc chắn. Quan điểm này của đồng chí đã phê bình khuyết điểm chủ quan, nóng vội trong xây dựng và phát triển, tính bảo thủ, trì trệ trong cơ chế quản lý. Vào đầu những năm 1970, quan điểm này của đồng chí là rất phù hợp. Đại hội IV của Đảng (12-1976) với mong muốn đi nhanh chỉ cần một vài kế hoạch 5 năm là kết thúc thời kỳ quá độ, là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nên nội dung của bước đi ban đầu đã không được đề cập. Tại Đại hội V của Đảng (3-1982), đồng chí Lê Duẩn nêu ra khái niệm Chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ với xây dựng những tiền đề để chính trị, kinh tế, xã hội  cần thiết, đẩy nhanh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn. Đó chính là sự trở lại quan điểm đúng đắn và khoa học về bước đi ban đầu. Quan điểm này là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn xã hội Việt Nam. Lênin cho rằng, trong suốt thời kỳ quá độ “trong chính sách của chúng ta, lại chia ra thành nhiều bước quá độ nhỏ hơn nữa. Và tất cả cái khó khăn của nhiệm vụ chúng ta phải làm, tất cả cái khó khăn của chính sách và tất cả sự khéo léo của chính sách là ở chỗ biết tính đến những nhiệm vụ đặc thù của từng bước quá độ đó1. Nội dung của Chặng đường đầu tiên là một bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn.

Đồng chí Lê Duẩn với những sáng tạo về lý luận về xây dựng Đảng

Là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, được bầu làm Bí thư thứ nhất sau đó là Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Lê Duẩn dành nhiều thời gian và trí tuệ nghiên cứu về vấn đề xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Từ việc tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng ta và kinh nghiệm của các Đảng cộng sản và công nhân thế giới, đồng chí Lê Duẩn nêu ra khái niệm về đảng cầm quyền: “Đảng cầm quyền có nghĩa là Đảng đã trở thành người lãnh đạo thực tế của toàn xã hội, có nghĩa là Đảng đã có nhà nước chuyên chính vô sản, một công cụ cực kỳ to lớn, có nhiệm vụ một mặt trấn áp sự chống đối của các lực lượng thù địch, mặt khác, đây là mặt rất quan trọng - động viên và tổ chức nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội và tham gia quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Đảng không thể thực hiện được sự lãnh đạo của mình mà không qua chính quyền nhà nước1. Lý luận của đồng chí Lê Duẩn về công tác xây dựng Đảng cho thấy sự sáng tạo trong nội dung và phương châm chỉ đạo của một Đảng cầm quyền, tính sáng tạo đó thể hiện:

Thứ nhất: Đồng chí cho rằng: Để làm tốt công tác xây dựng Đảng trong điều kiện mới đòi hỏi các cấp bộ đảng phải hiểu rõ điều kiện ra đời hoạt động của Đảng ta, từ đó thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của Đảng để chỉ đạo công tác xây dựng Đảng. Đảng ta ra đời trong một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế chưa phát triển, sản xuất nhỏ là chủ yếu, nông dân chiếm đa số trong dân cư. Đảng ta ra đời và lớn lên trong một nhà nước mà nhân dân có truyền thống yêu nước sâu sắc, phong trào yêu nước nổi lên liên tục. Đảng ta ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, trong điều kiện chủ nghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế trong phong trào cộng sản quốc tế. Từ khi thành lập, Đảng ta giành nhiều công sức vào việc lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang, lãnh đạo chiến tranh cách mạng chống những tên đế quốc sừng sỏ. Theo đồng chí Lê Duẩn, điều kiện ra đời và hoạt động như vậy của Đảng tác động không nhỏ đến công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Vì vậy đồng chí yêu cầu: Trong công tác xây dựng Đảng phải nắm vững những đặc điểm ấy, phát huy tác dụng tích cực và hạn chế những tác dụng tiêu cực mà các đặc điểm ấy gây ra. Đồng chí cho rằng: Đối với một đảng cầm quyền, phải đề phòng hai nguy cơ, một là phạm sai lầm về đường lối chủ trương, hai là cán bộ có quyền dễ sinh ra lạm quyền, hống hách với dân.

Thứ hai: Đồng chí Lê Duẩn yêu cầu công tác xây dựng Đảng phải coi trọng cả ba mặt, chính trị, tư tưởng và tổ chức. Kết hợp chặt chẽ ba mặt đó thành một thể thống nhất nhằm bảo đảm cho đường lối chính trị được xác định đúng đắn, thấu suốt và thực hiện được thắng lợi. Đồng chí chỉ rõ yêu cầu để đưa ra được đường lối chính sách đúng, có căn cứ, sát hợp với điều kiện thực tiễn đó là: Tổ chức tốt hệ thống thông tin của Đảng từ Trung ương đến cơ sở, định kỳ điều tra, nghiên cứu tình hình thực tế, nâng cao công tác thu nhập, phân tích, tổng hợp tình hình, bảo đảm phản ánh kịp thời và chính xác những tình hình cơ bản, những sự kiện quan trọng; Kiên quyết chống lối làm việc quan liêu, xa rời thực tế, xa rời cơ sở, xa rời quần chúng, chống tác phong đại khái, hời hợt, không đi sâu vào thực chất vấn đề của sự việc; Tăng cường công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì không thể có sự thành công của cách mạng. Hoàn cảnh cụ thể của đất nước đòi hỏi phải tìm ra những nội dung, phương pháp và bước đi thích hợp giải quyết nhiều vấn đề mới mẻ nảy sinh từ thực tiễn Việt Nam; Thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận là con đường cơ bản để giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam, nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực lãnh đạo của Đảng; Tổ chức chu đáo việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, những kiến thức về kinh tế, khoa học kỹ thuật cho cán bộ, đảng viên trước hết cho cán bộ cao cấp, trung cấp.

Ba là: Đảng chỉ có thể được xây dựng trong phong trào cách mạng của quần chúng. Nếu không thấy được vai trò của quần chúng thì Đảng dễ xa rời dân, lạm quyền và hống hách với nhân dân, vì vậy theo đồng chí Lê Duẩn việc cho quần chúng tham gia xây dựng Đảng là một yêu cầu không thể thiếu được trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền.

Bốn là: Việc xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền phải luôn gắn liền với việc xây dựng chính quyền nhà nước. Đồng chí cho rằng: hiệu lực của bộ máy nhà nước thể hiện năng lực lãnh đạo của Đảng và thông qua bộ máy nhà nước Đảng thể hiện sự lãnh đạo của mình với toàn xã hội. Mặt khác, đồng chí vạch rõ cần chống khuynh hướng coi nhẹ vai trò và trách nhiệm của tổ chức Đảng trong cơ quan nhà nước, chống việc xem nhẹ hoặc tách rời hoạt động của cấp ủy đảng với hoạt động của cơ quan nhà nước.

Năm là: Là một thể thống nhất Đảng không chỉ mạnh ở từng người mà trước hết là ở cả tổ chức, trong toàn bộ cơ thể. Vì vậy trong công tác xây dựng Đảng ngoài nâng cao chất lượng đảng viên cần nâng cao chất lượng tổ chức Đảng.

Những quan niệm của đồng chí Lê Duẩn về xây dựng Đảng thể hiện sự đúng đắn của một tư duy sáng tạo lớn, đây không chỉ là những công hiến lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng mà còn là bài học quý báu với công tác xây dựng Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Công lao, cống hiến của đồng chí Lê Duẩn đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt những sáng tạo của đồng chí về lý luận và đường lối cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đã nâng trình độ tư duy của Đảng ta, dân tộc ta lên một tầm cao mới, góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của cách mạngViệt Nam. Châu Minh-Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ

 

1 Tỉnh ủy Quảng Trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh: Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Trị, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 28.

2 Tỉnh ủy Quảng Trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh: Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Trị, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 28

1 Lê Duẩn: Tuyển tập, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 81 - 82.

1 PGS Nguyễn Đình Ước: Đồng chí Lê Duẩn phát triển lý luận về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, năm 2007,  tr.3.

 

1 Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 363.

1 Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.363.

2 Lê Duẩn: Về cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tác phẩm chọn lọc, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1976, t.2, tr.652.

3 Lê Duẩn: Hăng hái tiến lên dưới ngọn cờ của cách mạng tháng Mười vĩ đại, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1968, tr.11.

4 Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì đọc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1970, tr.57.

1 Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng: Lê Duẩn và cách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr59.

2 PGS. Nguyễn Đình Ước: Đồng chí Lê Duẩn phát triển lý luận về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, năm 2007,  tr.4.

1,2 Lê Duẩn: Thư  vào Nam, Nxb.Sự thật, Hà Nội, 1985, tr.379, 380.

 

3 Giáo sư Trần Nhâm: Lê Duẩn - Trường Chinh hai nhà lý luận xuất sắc của cách mạng Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.35.

1Đảng Cộng sản Việt  Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr.523.

1Đảng Cộng sản Việt  Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr. 524.

2 Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ: Lê Duẩn và cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr.134.

1Lênin toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tập 40, tr.119-120. 

1 Lê Duẩn: Về xây dựng Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1998, tr. 204.

 

2012 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 787
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 787
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87004466