Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị: Cần phải làm rõ nguyên tắc xây dựng cơ chế đặc thù cho địa phương  

Ngày 22.10, tiếp tục ngày làm việc thứ 3, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, tại điểm cầu Quảng Trị, các ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã thảo luận sôi nổi về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế và tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Thảo luận về Dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cho rằng: Chính phủ cần phải làm rõ nguyên tắc xây dựng cơ chế đặc thù cho địa phương là gì và dựa trên tiêu chí nào lựa chọn địa phương để xây dựng cơ chế đặc thù. Bởi hiện nay Chính phủ đã có thí điểm xây dựng cơ chế đặc thù cho 3 địa phương là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, đến nay vẫn chưa có đánh giá tổng kết. Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng, việc xây dựng cơ chế đặc thù cho các địa phương này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển cho địa phương đó và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước hay không, cần phải xem xét lại thật kỹ.

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, nếu tiếp tục có các chính sách về xây dựng cơ chế đặc thù cho một số địa phương mà nguyên tắc lựa chọn chưa rõ ràng, chưa thuyết phục có thể làm nảy sinh tình trạng xin – cho cơ chế đặc thù giữa địa phương và các Bộ, ngành của Chính phủ. Do vậy kiến nghị Chính phủ tạm thời chưa thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển đặc thù đối với một số địa phương tại kỳ họp lần này.

Trong phiên làm việc buổi chiều, thảo luận về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH); báo cáo quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2020 và báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019 - 2020, các đại biểu cho rằng: Hiện nay cả nước có trên 1,1 triệu người đóng BHXH tự nguyện, mới chỉ đạt 2,1% tỉ lệ lao động trong độ tuổi chính thức. Để đảm bảo ngày càng có nhiều người được hưởng chế độ an sinh xã hội theo mục tiêu thì là một thách thức rất lớn. Do vậy bên cạnh công tác tuyên truyền, các đại biểu đề nghị Chính phủ phải nâng mức hỗ trợ đóng BHXH lên, nhất là các đối tượng người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn để động viên các đối tượng có điều kiện tham gia BHXH. Bên cạnh đó, vấn đề một số doanh nghiệp chậm đóng nộp BHXH cho người lao động cũng là vấn đề mà các đại biểu quan tâm.

ĐBQH Hồ Thị Minh cho rằng, vấn đề doanh nghiệp lách luật không đóng BHXH cho người lao động hoặc đóng không đầy đủ, khiến quyền và lợi ích người lao động bị ảnh hưởng. cần rà soát lại.

 
Xuân Tùng
253 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 955
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 955
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76793086