DN ngành nhựa và “bài toán” thân thiện môi trường 

(Chinhphu.vn) -Trước những quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp (DN) ngành nhựa, đặc biệt là lĩnh vực nhựa tái chế cần phải có các giải pháp công nghệ - kỹ thuật thân thiện môi trường.

 

Một số sản phẩm thân thiện với môi trường tại VietnamPlas 2018. Ảnh: VGP/Anh Đức

Theo số liệu thống kê của Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên &Môi trường, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia xả nhiều rác thải biển nhất thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trong đó, túi ni lông chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần nhựa thải và hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội, từ đô thị đến nông thôn, ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỷ túi nilon/năm. Riêng tại khu vực đô thị, chỉ khoảng 17% số túi nilon được thường xuyên tái sử dụng, số còn lại đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.

Phấn đấu giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy

Theo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tại Việt Nam sẽ giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại; giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh; thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt...

Tuy nhiên, theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, hiện nay, ngành nhựa dù có rất nhiều DN tham gia sản xuất nhưng các cơ sở tái chế nhựa hiện nay chưa phát triển mạnh, bên cạnh một số nhà máy sản xuất quy mô trung bình rải rác ở một vài địa phương, hầu hết các cơ sở đều nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, chất lượng không cao, thường gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, nước và đất.

Vì vậy cần thiết phải có các giải pháp công nghệ - kỹ thuật hiện đại, thân thiện môi trường trong tái chế tái sử dụng, hoặc tạo sản phẩm nhựa sinh học dễ phân hủy dùng trong đời sống, khuyến khích, đầu tư tạo điều kiện để có được các kết quả áp dụng vào thực tế.

Tại Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su tại Việt Nam (VietnamPlas 2018) diễn ra tại TPHCM, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều có chung nhận định rằng, xu hướng hiện nay đó là các DN ngành nhựa cần áp dụng các giải pháp công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, thân thiện môi trường để tái chế hoặc sản xuất ra các sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo các chuyên gia, những năm gần đây, các DN và tập đoàn hàng đầu trên thế giới khi hợp tác với các đối tác, tiêu chí về sản phẩm thân thiện môi trường là một trong những tiêu chí rất quan trọng, được cân nhắc tới khi ký hợp đồng, vì vậy, các DN ngành nhựa muốn tham gia được vào các chuỗi giá trị toàn cầu, thì việc đổi mới công nghệ, sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định cũng như thân thiện với môi trường là rất quan trọng.

Khuyến khích tái chế chất thải nhựa

Chia sẻ tại hội thảo “Đầu tư xử lý chất thải nhựa ở Việt Nam, cơ hội và thách thức” ngày 5/10 diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp Nhựa và Cao su (VietnamPlas 2018), ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho rằng, dư địa trong ngành nhựa tại Việt Nam rất lớn. Hiện tại, các đơn vị sản xuất tại Việt Nam chỉ làm nguyên liệu đầu cuối nên dẫn đến phục thuộc nước ngoài (80% nguyên liệu nhựa nhập khẩu), chính vì vậy nhà nước cần chú trọng kêu gọi các nhà đầu tư và DN nội địa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu trong nước. Đồng thời, phải tập trung thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm tái chế, tạo ra thói quen sử dụng và phân loại đầu nguồn, để tận dụng hiệu quả nguồn phế liệu trong nước.

Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, để đồng hành cùng các DN, Bộ đã và đang tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền vận động sâu rộng trong cộng đồng dân cư nâng cao ý thức sử dụng sản phẩm nhựa; khuyến khích DN đầu tư hoạt động tái chế chất thải nhựa, trong đó, hỗ trợ ứng dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh mới, nhất là những mô hình sản xuất vật dụng thân thiện với môi trường, từ sản phẩm tái chế tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn, với những chính sách ưu tiên, ưu đãi về thuế đất đai,  đầu tư công nghệ tái chế, sử dụng nguyên liệu nội địa…

Để hỗ trợ vốn cho các DN, ông Trần Kiên đại diện Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF), cho biết, 8 lĩnh vực ưu tiên mà VEPF tập trung cho vay trong thời gian vừa qua gồm: Xử lý nước thải công nghiệp tập trung; nước thải sinh hoạt tập trung trên 2500m3/ngày; Xử lý chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp tập trung; Xử lý rác thải sinh hoạt… Các tiêu chí để Quỹ lựa chọn DN được vay vốn là tính cấp thiết và hiệu quả môi trường; tính kinh tế và khả năng tài trợ; quy mô và tính đặc thù… Ông Kiên cho rằng, các DN ngành nhựa khi có dự án đúng tiêu chí sẽ được VEPF hỗ trợ vốn.

Lê Anh

595 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 918
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 918
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88324472