DN lĩnh vực nông nghiệp đề xuất giải pháp gỡ khó cho sản xuất và tiêu thụ nông sản 

(Chinhphu.vn) – Thời gian qua, Bộ NN&PTNT liên tục có các cuộc họp, hội nghị ghi nhận những kiến nghị, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp trong việc duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp đưa y kiến: Cần có cơ chế tạo thuận lợi cho những người đã tiêm đủ 1 mũi, 2 mũi vaccine COVID-19.

 

Nhiều nhà máy sản xuất thuỷ sản chỉ còn hoạt động được 30% do thiếu nhân lực - Ảnh minh hoạ

Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) vừa có báo cáo tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua. Báo cáo nêu rõ tình hình sản xuất, kinh doanh nông lâm, thuỷ sản trong 8 tháng vừa qua, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp trong thời gian tới.

Theo đó, nguồn cung nông sản thiết yếu trong nước thời gian vừa qua cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ một số mặt hàng nông sản chủ lực có xu hướng chậm do sức mua tiêu dùng hạn chế. Đặc biệt, giá trái cây, củ quả tại một số tỉnh giảm mạnh do xuất khẩu gặp khó khăn, tác động và gây áp lực cho tiêu thụ trong nước. Lưu thông hàng hóa nông sản tại một số địa phương thời điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19 gặp nhiều khó khăn do việc vận chuyển ra vào vùng dịch phải tuân thủ các biện pháp hạn chế, cách ly, kiểm dịch, kiểm tra nên ảnh hưởng đến việc thu mua và cung ứng nông sản tới người tiêu dùng.

Bộ NN&PTNT dự kiến sẽ kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn xây dựng cơ chế mở cửa hoạt động xã hội theo hướng: Những người đã được tiêm đủ 1 mũi và 2 mũi vaccine COVID-19 sẽ được đi đâu, làm gì ở các tỉnh, thành phố mà tỉ lệ tiêm vaccine đạt trên 70% dân số từ 18 tuổi trở lên để duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nông sản.
 
Cho phép xã hội hóa việc xét nghiệm, tiêm vaccine, cho phép doanh nghiệp được chủ động tìm nguồn, mua và chủ động tiêm phòng cho lao động theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng sẽ kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách mạnh mẽ hơn nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở thu mua chế biến hàng nông sản để chế biến sâu; phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã tập trung, liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu để đẩy mạnh chế biến, giảm bớt xuất khẩu sản phẩm tươi, thô.
 
Kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước có biện pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào, hỗ trợ tín dụng, lãi suất ngân hàng cho các cơ sở sản xuất để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, hạn chế nguy cơ thiếu thực phẩm vào những tháng cuối năm.
 
Xem xét xây dựng gói tín dụng đặc biệt cho ngành nông nghiệp. Có chính sách tín dụng hỗ trợ cho người sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính: Duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ...
 
Kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải có biện pháp tháo gỡ về chi phí logistics trong xuất khẩu hàng hóa; chỉ đạo các tập đoàn phân phối trong nước tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm nông sản tại địa phương nơi có hoạt động của doanh nghiệp.
 
Xem xét hỗ trợ giảm ít nhất 1/2 chi phí điện năng cho các doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất chế biến phải duy trì 3 tại chỗ (nhất là các nhà máy, kho lạnh).
 

Đỗ Hương
247 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 558
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 558
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88305370