Đây là loại hình di tích lịch sử - khảo cổ, bao gồm 3 địa điểm dinh phủ của chúa Nguyễn Hoàng và chúa Nguyễn Phúc Nguyên (Ái Tử, Trà Bát, Dinh Cát) cùng các địa điểm liên quan...
Theo sử cũ, vùng đất dựng nghiệp của chúa Tiên Nguyễn Hoàng bao gồm cả Thuận Hóa và Quảng Nam (từ Quảng Bình đến bắc Phú Yên), nhưng căn cứ đều được xây dựng trên đất Quảng Trị. Trấn dinh đầu tiên đặt ở Ái Tử, năm 1570 dời sang Trà Bát, năm 1600 dời về đông Ái Tử (tức Dinh Cát). Đến năm 1626, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho chuyển dinh phủ vào vùng Phước Yên (nay thuộc H.Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế), chấm dứt 68 năm vùng đất Ái Tử - Trà Bát thuộc H.Vũ Xương, phủ Triệu Phong cũ là lỵ sở của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Tháng 7.1996, các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong đã được xếp hạng đặc cách là di tích cấp tỉnh. Tuy nhiên, hơn 20 năm qua, do nhiều nguyên nhân cùng với sự xâm hại của thiên tai, chiến tranh, các di tích thời chúa Nguyễn trên đất Triệu Phong (Quảng Trị) chưa được quan tâm bảo tồn, đầu tư, tôn tạo đúng mức, dẫn đến mất nhiều dấu vết