Dịch bệnh ảnh hưởng thu, chi ngân sách 

(ĐCSVN) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm 2020 đã chậm lại so với cùng kỳ, GDP quý I ước tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức thấp nhất của quý I trong giai đoạn 2011-2020, do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

 

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa (Ảnh: M.P)

Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế ước đạt 491,38 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% dự toán, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa đạt 32,3% dự toán, giảm 3,7%; thu về dầu thô đạt 52,1% dự toán, tăng 0,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 30,8% dự toán, giảm 19% so cùng kỳ năm 2019.

Có 6/12 khoản thu nội địa đảm bảo tiến độ dự toán (đạt trên 33%). Các khoản thu còn lại, bao gồm cả các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, không đảm bảo tiến độ dự toán và giảm mạnh so cùng kỳ năm 2019. Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 28,1% dự toán, giảm 16,4%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 32,2% dự toán, giảm 1,5%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 28,9% dự toán, giảm 9,6%; các loại phí, lệ phí đạt 25,5% dự toán, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2019...

Để triển khai kịp thời Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiêp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Tổng cục Thuế đã có văn bản chỉ đạo các Cục Thuế địa phương khẩn trương tổ chức triển khai Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, hướng dẫn và tạo điều kiên thuận lợi cho người nộp thuế kê khai, lập, gửi giấy đề nghị gia hạn theo phương thức điện tử, qua đường bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Thuế; xử lý việc gia hạn cho người nộp thuế đúng chế độ quy định, đảm bảo kịp thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi từ NSNN.

Trong khi đó, chi NSNN 4 tháng ước đạt 472,1 nghìn tỷ đồng, bằng 27% dự toán. Cụ thể, chi đầu tư phát triển đạt 19% dự toán; chi trả nợ lãi 34,9% dự toán; chi thường xuyên đạt 32,1% dự toán; đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán được giao và tiến độ triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội.

Vụ Ngân sách Nhà nước cho biết, để phòng, chống dịch COVID-19, ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đã tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19. Riêng ngân sách Trung ương, đã trích 2,8 tỷ đồng dự phòng năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai các hoạt động phòng, chống dịch.

Đồng thời, triển khai Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân găp khó khăn do đại dịch COVID-19, BộTài chính đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 20 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019 để cùng với nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 hỗ trợ những địa phương khó khăn theo quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ.

Theo đánh giá của Bộ tài chính, cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương vẫn được đảm bảo./.

 
M.P
320 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 731
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 731
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77405757