|
Cup vàng FIFA World Cup |
Trước trận đấu này là lễ khai mạc World Cup 2018 kéo dài khoảng 30 phút.
Thông tin về lễ khai mạc kỳ Worl Cup lần đầu tiên ở Nga được báo chí đăng tải cho biết buổi lễ chủ yếu tập trung vào các hoạt động âm nhạc.
Buổi lễ sẽ có màn trình diễn của ngôi sao nhạc pop người Anh Robbie Williams, nữ danh ca soprano của nước chủ nhà Nga, Aida Garifullina và sự hiện diện của danh thủ Brazil với biệt danh "Người ngoài hành tinh" Ronaldo.
Các hoạt động trong khuôn khổ lễ khai mạc sẽ không chỉ gói gọn trong SVĐ Luzhniki mà còn mở rộng ra trong phạm vi xung quanh với chủ đề bóng đá và tình yêu.
Sau lễ khai mạc, Đội tuyển Nga và Đội tuyển Saudi Arabia bắt đầu trận đấu mở màn World Cup dưới sự điều khiển của trọng tài người Argentina Nestor Pitana vào lúc 18h (giờ Moscow, khoảng 22h giờ Hà Nội).
Nestor Pitana được đánh giá là một trong những “ông vua áo đen” giàu kinh nghiệm nhất khu vực Nam Mỹ. Ông bắt đầu sự nghiệp quốc tế vào năm 2010 và từng được giao cầm còi 4 trận đấu tại World Cup 2014, trong đó có trận tứ kết giữa Pháp và Đức.
Những con số thú vị
FIFA World Cup do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức 4 năm 1 lần. Tham gia giải đấu này là tất cả đội tuyển các quốc gia thành viên. Thời gian giải đấu kéo dài khoảng 1 tháng.
Giải vô địch thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1930 tại Uruguay, sau đó bị gián đoạn 2 lần vào các năm 1942 và 1946 do xảy ra chiến tranh thế giới thứ 2.
World Cup được đánh giá là sự kiện thể thao thu hút sự quan tâm đông đảo nhất trên toàn thế giới khi lượng người xem World Cup (trực tiếp và qua truyền hình) nhiều hơn cả Thế vận hội mùa Hè Olympic.
Qua 20 lần tổ chức (tính đến năm 2014), đã có 8 đội tuyển quốc gia giành được chức vô địch (Uruguay, Brazil, Anh, Đức, Italy, Argentina, Tây Ban Nha, Pháp).
Đội bóng giành chức vô địch đầu tiên là Đội tuyển Uruguay khi World Cup 1930 tổ chức ở đất nước Nam Mỹ này.
Trong 20 kỳ World Cup đã qua, chỉ 1 lần duy nhất giải đấu được tổ chức ở 2 quốc gia. Đó là World Cup 2002 tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong giải đấu này, trận khai mạc (Pháp-Senegal) diễn ra ở Hàn Quốc; trận chung kết (Đức-Brazil) diễn ra ở Nhật Bản. Chung cuộc, Brazil giành chức vô địch thứ 5 sau khi thắng Đức 2-0.
Đến nay, Brazil là đội bóng duy nhất tham dự đủ 20 kỳ World Cup và hiện đang giữ kỷ lục 5 lần vô địch (1958, 1962, 1970, 1994, 2002), hai lần Á quân (1950, 1998), hai lần hạng Ba (1938, 1978) và hai lần xếp thứ Tư (1974, 2014). Đây cũng là đội bóng có nhiều danh thủ nhất thế giới.
Trong số 8 đội bóng đã giành được chức vô địch, chỉ duy nhất Italy (từng 4 lần đoạt chức vô địch) không có mặt ở vòng chung kết tại Nga lần này do không vượt qua vòng bảng.
Một đội bóng nổi danh khác là Hà Lan, từng được mệnh danh là “Cơn lốc màu da cam” với 3 chức Á quân (1974, 1978, 2010), 1 lần hạng Ba cũng không có mặt tại World Cup 2018. Các nhà bình luận đánh giá, bóng đá Hà Lan đã qua thời kỳ thế hệ vàng và đang rơi vào khủng hoảng.
World Cup 2018 đón 2 tân binh là Panama và Iceland.
Đương kim vô địch thế giới là Đội tuyển Đức. Trong trận chung kết cách đây 4 năm (năm 2014), các cầu thủ Đức đã giành được cúp vàng lần thứ 4 sau khi “đánh bại” Argentina với tỉ số 1-0 trong hiệp phụ ở trận chung kết.
|
Khu vực dành cho người hâm mộ của FIFA tại Moscow, khai trương ngày 10/6. Ảnh: Sputnik |
Trận khai mạc các kỳ World Cup
Ở kỳ World Cup đầu tiên (Uruguay 1930), 2 đội thi đấu trận khai mạc không phải là đội chủ nhà (Pháp-Mexico). Sau đó, FIFA thay đổi thể thức, theo đó ngoài đội chủ nhà thì đội đương kim vô địch được ưu tiên đá trận mở đầu.
Ở kỳ World Cup thứ 2 (năm 1934 tại Italy) và thứ 3 (năm 1938 tại Pháp), vì không tổ chức thi đấu vòng loại (16 đội đấu loại trực tiếp ngay) nên không có trận khai mạc.
Năm 1942 và 1946 không tổ chức World Cup do xảy ra chiến tranh thế giới thứ 2.
Điểm thú vị nhất về trận khai mạc World Cup là “số phận” Đội tuyển Mexico. Trong những giải đấu đã qua, Mexico đã “phải” thi đấu 6 trận khai mạc (1930, 1950, 1954, 1958, 1970, 2010) và họ bị thua 4 trận, hòa 2 trận; ghi được 2 bàn thắng, thủng lưới 17 bàn.
Kỳ World Cup
|
Trận khai mạc
|
Tỷ số
|
Uruguay 1930
|
Pháp-Mexico
|
4-1
|
Brazil 1950
|
Brazil-Mexico
|
4-0
|
Thụy Sĩ 1954
|
Brazil-Mexico
|
5-0
|
Thụy Điển 1958
|
Thụy Điển-Mexico
|
3-0
|
Chile 1962
|
Chile-Thụy Sĩ
|
3-1
|
Anh 1966
|
Anh-Uruguay
|
0-0
|
Mexico 1970
|
Mexico-Liên Xô
|
0-0
|
Germany 1974
|
Tây Đức-Chile
|
1-0
|
Argentina 1978
|
Tây Đức-Ba Lan
|
0-0
|
Espana 1982
|
Argentina-Bỉ
|
1-0
|
Mexico 1986
|
Italy-Bulgaria
|
1-1
|
Italy 1990
|
Argentina-Cameroon
|
0-1
|
USA 1994
|
Đức-Bolivia
|
1-0
|
France 1998
|
Brazil-Scotland
|
2-1
|
Hàn Quốc-Nhật Bản 2002
|
Pháp-Senegal
|
0-1
|
Germany 2006
|
Đức-Costa Rica
|
4-2
|
Nam Phi 2010
|
Nam Phi-Mexico
|
1-1
|
Brazil 2014
|
Brazil-Croatia
|
3-1
|
Thanh Phương (tổng hợp)