Đề xuất xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 

(Chinhphu.vn) - Việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo hướng giảm thiệt hại tối đa cho nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các bên liên quan trong việc thu hồi khoản trả nợ thay.

 

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo dự thảo, các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro là: Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra; khách hàng bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật hiện hành; Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.

Các biện pháp xử lý rủi ro bao gồm: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; gia hạn nợ; khoanh nợ; xoá nợ lãi; xoá nợ gốc; xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ.

Về thẩm quyền xử lý rủi ro, dự thảo nêu rõ, trên cơ sở báo cáo của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này như sau: Xóa nợ lãi; xoá nợ gốc; bán nợ trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ.

Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này như sau: Khoanh nợ; xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ với giá bán bằng hoặc cao hơn giá trị sổ sách của khoản nợ.

Giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này như sau: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; gia hạn nợ.

Dự thảo cũng quy định: Việc xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo hướng giảm thiệt hại tối đa cho nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các bên liên quan trong việc thu hồi khoản trả nợ thay.

Việc lựa chọn biện pháp xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc căn cứ tại khả năng gây mất vốn nhà nước của từng biện pháp; biện pháp nào không gây mất vốn hoặc ít gây mất vốn nhà nước thì được cân nhắc thực hiện trước.

Một khoản nhận nợ bắt buộc có thể được áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro theo quy định tại Thông tư này.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Khánh Linh

522 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 772
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 772
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87063248