Đề xuất tiêu chí xác định điểm đen TNGT đường sắ 

(Chinhphu.vn) – Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư quy định về tiêu chí xác định và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt.

o thông đường sắt.

 

Ảnh minh họa

Theo đó, tiêu chí để xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt (điểm đen) là tình hình tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau: i) 2 vụ tai nạn có người chết trở lên; ii) 3 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 1 vụ có người chết; iii) 4 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương phải nhập viện.

Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt (điểm tiềm ẩn) là hiện trạng công trình đường sắt, hiện trạng hành lang an toàn giao thông đường sắt, tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau: i) Hiện trạng công trình đường sắt; hành lang an toàn giao thông đường sắt; hiện trạng khu vực, công tác tổ chức giao thông tiềm ẩn các yếu tố xảy ra tai nạn như: Tầm nhìn lái tàu, lái xe; mật độ giao cắt đồng mức lớn; giao cắt dốc, giao cắt chéo, giao cắt không được êm thuận; giao cắt trong ga; đường sắt, đường bộ song song liền kề; ii) Xảy ra ít nhất 2 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương phải nhập viện.

8 bước xử lý điểm đen

Theo dự thảo, trình tự xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn gồm 8 bước sau: Bước 1: Xác định và xếp thứ tự ưu tiên xử lý; Bước 2: Khảo sát hiện trường lần đầu; Bước 3: Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân; Bước 4: Khảo sát hiện trường lần 2; Bước 5: Lựa chọn biện pháp khắc phục; Bước 6: Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý; Bước 7: Thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn; Bước 8: Theo dõi và đánh giá kết quả.

Trong thời gian chờ xử lý các yếu tố gây mất an toàn tại các điểm đen, điểm tiềm ẩn thì các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức quản lý điểm đen, điểm tiềm ẩn đảm bảo không xảy ra tai nạn theo quy định sau: Điểm đen, điểm tiềm ẩn là các đường ngang được thành lập theo quy định của pháp luật do Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm tổ chức quản lý. Điểm đen, điểm tiềm ẩn là các lối đi tự mở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý.

Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn
477 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1109
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1109
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87172231