Đề xuất sửa nguyên tắc cấp phép hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi 

(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi và Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

 

Bảo đảm an toàn, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

Bộ NN&PTNT cho biết, qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị định số 67/2018/NĐ-CP và Nghị định số 77/2018/NĐ-CP cho thấy, các Nghị định nêu trên đã thể hiện được tinh thần của Luật Thủy lợi, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng giúp cho tổ chức, cá nhân triển khai thuận lợi.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng phát sinh những vấn đề chồng chéo, không thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật; những vấn đề không phù hợp với thực tiễn, gây ra vướng mắc, bất cập làm cản trở đến hoạt động phát triển kinh tế dẫn đến cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung.

Để thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; khắc phục những vấn đề không phù hợp với thực tiễn, gây ra vướng mắc, bất cập làm cản trở đến hoạt động phát triển kinh tế cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP và Nghị định số 77/2018/NĐ-CP.

Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, công trình được cấp phép

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP về nguyên tắc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Theo đó, nguyên tắc cấp phép và căn cứ cấp phép cần được điều chỉnh, bổ sung mở rộng không chỉ theo quy hoạch về thủy lợi mà còn phải phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành khác, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và công trình được cấp phép, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; không ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ của công trình thủy lợi, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan phù hợp với nguyên tắc sử dụng công trình đa mục tiêu tại Luật Thủy lợi, nguyên tắc sử dụng tổng hợp đất đai tại Luật Đất đai, nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại Luật Tài nguyên nước và các quy định của pháp luật khác có liên quan; đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Cấp một giấy phép đối với nhiều hoạt động thuộc cùng một dự án do tổ chức, cá nhân đầu tư từ giai đoạn xây dựng công trình đến giai đoạn khai thác, sử dụng.

Đối với các dự án bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hoặc bổ sung hạng mục vào công trình thủy lợi hiện có do chủ sở hữu công trình thủy lợi quyết định chủ trương đầu tư thì không phải xin giấy phép.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP quy định căn cứ cấp phép. Theo đó, bỏ Khoản 2 để thống nhất với Luật Bảo vệ môi trường và sửa Khoản 1 theo hướng bỏ hồ sơ thiết kế và quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt vì đây không phải hoạt động sửa chữa, nâng cấp công trình của chủ sở hữu; bổ sung căn cứ pháp lý của các hoạt động đầu tư kinh doanh, đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ giữa các quy định của pháp luật khác với pháp luật về thủy lợi; bổ sung ảnh hưởng của hoạt động đến quản lý, khai thác và an toàn công trình thủy lợi, tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Đức

665 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1084
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 1085
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87173281