Đề xuất mới về Văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài 

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

 

Ảnh minh họa

Dự thảo đề xuất bổ sung quy định về những thay đổi của Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng đại diện).

Theo đó, Văn phòng đại diện lập hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước đối với các nội dung thay đổi sau: Thay đổi tên; thay đổi địa điểm đặt trụ sở khác địa bàn tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đang đặt trụ sở; thay đổi thời hạn hoạt động.

 

Văn phòng đại diện gửi văn bản thông báo qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đang đặt trụ sở về các nội dung thay đổi sau: Thay đổi Trưởng Văn phòng đại diện; thay đổi địa điểm đặt trụ sở trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố; thay đổi địa chỉ đặt trụ sở mà không làm thay đổi địa điểm đặt trụ sở.

 

Về trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với việc thay đổi tên của Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu Văn phòng đại diện bổ sung hồ sơ;

 

Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung thay đổi tên của Văn phòng đại diện. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung nội dung Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện như sau: Văn phòng đại diện gửi báo cáo bằng văn bản về các hoạt động của Văn phòng đại diện trong 6 tháng đầu năm và cả năm qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đang đặt trụ sở theo mẫu báo cáo hoạt động quy định

 

Thời hạn gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo phải gửi trước ngày 30 tháng 7 năm tài chính; Báo cáo hằng năm từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo phải gửi trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

 

Trong trường hợp cần thiết Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu Văn phòng đại diện báo cáo đột xuất ngoài các báo cáo định kỳ, cung cấp các tài liệu, giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.

 

Trách nhiệm của Văn phòng đại diện là đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những nội dung thay đổi quy định trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Giấy phép; đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi Văn phòng đại diện chuyển đến và tiến hành hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung Giấy phép; đồng thời, thực hiện việc thanh, quyết toán các quyền lợi và nghĩa vụ đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan tại tỉnh, thành phố nơi văn phòng đại diện chuyển đi theo quy định của pháp luật.

 

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

 

LP

317 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1141
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1141
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87195175