|
Ảnh minh họa |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Nghị định số 141 là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, góp phần tạo cơ sở pháp lý về mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng cũng như là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, sau gần 12 năm áp dụng kể từ ngày có hiệu lực thi hành (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011), Nghị định số 141 phát sinh một số vướng mắc.
Do vậy, việc ban hành Nghị định quy định về mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thay thế quy định về mức vốn pháp định tại Nghị định số 141 là yêu cầu cần thiết.
Dự thảo đề xuất Danh mục mức vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam như sau:
STT
|
Loại hình tổ chức tín dụng
|
Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2018
|
I
|
Ngân hàng
|
|
1
|
Ngân hàng thương mại
|
|
a
|
Ngân hàng thương mại Nhà nước
|
3.000 tỷ đồng
|
b
|
Ngân hàng thương mại cổ phần
|
3.000 tỷ đồng
|
c
|
Ngân hàng liên doanh
|
3.000 tỷ đồng
|
d
|
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
|
3.000 tỷ đồng
|
đ
|
Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài
|
15 triệu USD
|
2
|
Ngân hàng chính sách
|
5.000 tỷ đồng
|
3
|
Ngân hàng đầu tư
|
3.000 tỷ đồng
|
4
|
Ngân hàng phát triển
|
5.000 tỷ đồng
|
5
|
Ngân hàng hợp tác xã
|
3.000 tỷ đồng
|
6
|
Quỹ tín dụng nhân dân
|
|
a
|
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường, quận thuộc thị xã, thành phố
|
0,5 tỷ đồng
|
b
|
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên khu vực địa giới hành chính bao gồm địa bàn phường, quận thuộc thị xã, thành phố
|
1 tỷ đồng
|
II
|
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
|
|
1
|
Công ty tài chính
|
500 tỷ đồng
|
2
|
Công ty cho thuê tài chính
|
150 tỷ đồng
|
III
|
Tổ chức tài chính vi mô
|
05 tỷ đồng
|
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Khánh Linh