Đề xuất gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt hỗ trợ ô tô sản xuất trong nước 

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về triển khai nghị quyết số 45/2021/NQ-CP. Theo đó, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ quyết định về chủ trương tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước hết năm 2021.

 

Trong 8 tháng năm 2021 tổng lượng xe ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước giảm 13%  (Ảnh: M.P)

Theo Bộ Tài chính, trước bối cảnh tình hình dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát tại Việt Nam từ đầu năm 2021 tới nay, sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước là lĩnh vực chịu ảnh hưởng và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong 8 tháng năm 2021 tổng lượng xe ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước của các thành viên giảm 13% so với năm 2019 – thời điểm chưa có dịch COVID-19, thậm chí nhiều công ty ghi nhận mức giảm doanh số tới trên 60%.

Bên cạnh đó, số lượng ô tô đăng ký mới trong tháng 8/2021 của toàn quốc chỉ bằng khoảng 40% so với tháng 7/2021 và khoảng 20% so với các tháng không có dịch.

Ngày 9/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Tại điểm d khoản 3 mục III Nghị quyết số 105/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Tài chính: “Xem xét, nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định về chủ trương tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và cho phép Bộ Tài chính xây dựng nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn.

Trước đó, năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Theo đó, cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10/2020 với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cụ thể, thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020.

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 4/2020 chậm nhất là ngày 20/10/2020. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20/11/2020.

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.

Cơ quan thuế đã tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô của 13 doanh nghiệp tại 8 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền thuế gia hạn là hơn 19.256 tỷ đồng.

Đây là số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước được gia hạn của các kỳ tính thuế tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10/2020. Đến ngày 20/10/2020, toàn bộ số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt này đã được các doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt này đã giúp doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước có thêm nguồn lực tài chính để xoay vòng vốn đầu tư, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó, giúp người lao động duy trì công ăn việc làm trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Bộ Tài chính đánh giá, Nghị định 109/2020/NĐ-CP cùng với Nghị định 70/2020/NĐ-CP về giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã thúc đẩy ngành sản xuất ô tô trong nước phát triển. Qua thống kê cho thấy, số lượng xe ô tô bán ra của 13 doanh nghiệp đều có mức tăng trưởng so với năm 2019; trong đó, có doanh nghiệp có mức tăng trưởng lên đến 230%./.

 

 

 

 
M.P
176 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 516
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 516
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88306971