|
Ảnh minh họa |
Bộ Y tế đề xuất Danh mục dược liệu nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa gồm 513 dược liệu như: Actisô, ba chạc, ba chẽ, ba đậu, bạc hà, bạch chỉ…
Danh mục nhựa, gôm, các chất nhựa từ dược liệu, chiết xuất từ dược liệu đã được xác định mã số hàng hóa gồm 280 chất chiết dược liệu như: A giao, a ngùy, cao Bạch hoa xà, cao Bẩy lá một hoa, cao Bồ công anh, cao Bọ mẩy…
Danh mục tinh dầu làm thuốc nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa gồm 15 tinh dầu gồm: Tinh dầu Bạc hà, tinh dầu bạch đàn, tinh dầu Đinh hương, tinh dầu Gừng, tinh dầu Long não…
Dự thảo nêu rõ, danh mục dược liệu nhập khẩu; nhựa, gôm, các chất nhựa từ dược liệu, chiết xuất từ dược liệu; tinh dầu làm thuốc nhập khẩu; thuốc cổ truyền nhập khẩu là cơ sở để khai báo hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức khi xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu; nhựa, gôm, các chất nhựa từ dược liệu, chiết xuất từ dược liệu; tinh dầu; thuốc cổ truyền căn cứ vào danh mục này để khai hải quan.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến mã số hàng hóa trong Danh mục này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) xem xét để thống nhất và quyết định mã số hàng hóa theo nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan để tạo điều kiện cho hàng hóa được thông quan thuận lợi, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục.
Khi xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu; nhựa, gôm, các chất nhựa từ dược liệu, chiết xuất từ dược liệu; tinh dầu; thuốc cổ truyền chưa có trong Danh mục này, việc khai hải quan thực hiện theo các quy định khác của pháp luật hiện hành.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn