|
Một vụ huỷ bom sau khi tháo gỡ ở bãi huỷ xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
|
Theo thông tin từ Sở KH&ĐT Quảng Trị cho biết: Năm 1996 Quảng Trị là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc chiến tranh.Trung bình mỗi mét vuông đất ở Quảng Trị có khoảng 60kg bom mìn và rất nhiều trong số đó chưa phát nổ. Sau hơn 20 năm được các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ, đến nay, tổng diện tích rà phá đạt gần 400 ha; giảm từ việc có 50 người bị tai nạn bom mìn mỗi năm xuống còn 10 người/năm (sau 10 năm) và 2 năm trở lại đây còn khoảng 2-3 người/năm. Tỉnh đang đặt mục tiêu phấn đấu năm 2025, Quảng Trị trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước an toàn và không có bom mìn.
|
Nhân viên Dự án RENEW/NPA xử lý quả bom nặng 340kg. Ảnh: RENEW/NPA
|
Không chỉ có Dự án RENEW/NPA, rất nhiều các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác như Golden West Humanitarian Foundation (GWHF), PeaceTrees Vietnam (PTVN - Hoa Kỳ), Tổ chức nhóm Cố vấn bom mìn của Anh Mines Advisory Group (MAG - Anh), Norwegian People's Aid Vietnam (NPA - Na uy)… đã và đang khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ tại tỉnh Quảng Trị nói riêng và nhiều vùng khác của Việt Nam nói chung. Trong 20 năm (1995-2015), các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đã hỗ trợ khoảng 80 triệu USD để giải quyết hậu quả bom mìn. Không chỉ giảm thiểu tác hại của bom mìn, họ còn góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân.
|
Đinh Ngọc Vũ - Phó Giám đốc QTMAC thuyết minh về tình hình ô nhiễm bom mìn tại Quảng Trị.
|
Theo VUFO, trong thời gian qua, đã có 33 tổ chức phi chính phủ quốc tế có hoạt động hỗ trợ nhân đạo liên quan đến công tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam. Liên hiệp Hữu nghị cũng đã đóng góp tích cực trong vai trò là thành viên của một số ban chỉ đạo cấp quốc gia về công tác nhân quyền, công tác thông tin đối ngoại, công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh....