Để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng 

Xác định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã tập trung lãnh đạo, tổ chức quán triệt, ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng. Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, công tác phòng chống tham nhũng đã đạt những kết quả tích cực.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chỉ ddaojd đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, cụ thể đã ban hành Chương trình hành động số 56-CTHĐ/TU, ngày 20/4/2017 thực hiện Kết luận 10-KL/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Kế hoạch số 53-KH/TU, ngày 24/4/2017 về thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ”. Ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 30/8/2016 “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác nội chính và phòng chống tham nhũng”. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm trong đảng viên và nhân dân, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Quy chế đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng với cán bộ, đảng viên và nhân dân; Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 22/3/2017 về diễn đàn vai trò của chi bộ; văn bản chỉ đạo, đôn đốc công tác PCTN năm 2018. Từ năm 2015 đến nay, các tổ chức, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã ban hành 2.754 văn bản thuộc thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; đã tổ chức 333 cuộc kiểm tra, giám sát, đôn đốc về chuyên môn và công tác phòng, chống tham nhũng; ban hành 118 văn bản mới, sửa đổi bổ sung 87 văn bản quy định chế độ định mức, tiêu chuẩn trong đơn vị, bãi bỏ 25 văn bản. Từ năm 2015 đến nay, các tổ chức, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều đợt tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng với 85.409 lượt người tham gia. Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh sản xuất và phát sóng 12 chuyên mục nội chính và PCTN/năm; phối hợp với Báo Quảng Trị xuất bản các trang báo về nội chính và PCTN; xuất bản 4 số Bản tin Nội chính/năm với 500 cuốn/số; ký quy chế phối hợp với các cơ quan như Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Trị, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN sâu rộng đến quần chúng nhân dân. Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn 25-HD/BTGTU, ngày 08/3/2017 về công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng lãng phí. Chỉ đạo thành lập Tổ tham mưu giúp việc về công tác nội chính, PCTN, cải cách tư pháp ở 10/10 huyện, thị, thành; phân công thường trực cấp uỷ huyện, lãnh đạo sở, ban ngành phụ trách công tác nội chính, phòng chống tham nhũng; chỉ đạo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức quán triệt và triển khai chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện chế độ định mức tiêu chuẩn. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 15/4/2016 “về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”, UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động số 3245/Ctr-UBND, ngày 15/8/2016  về việc thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TU và Quyết định số 2057/QĐ-UBND, ngày 30/8/2017 về ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh, phối hợp với tổ chức Oxfam triển khai sáng kiến Dân chấm điểm MScore . Sau 02 năm thực hiện, chủ trương này đã tạo được chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác cải cách hành chính, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các chỉ số về cải cách hành chính được cải thiện qua các năm. Hầu hết các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đều đã ban hành chương trình kế hoạch công tác chuyên môn hàng năm, trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng và được công khai tại đơn vị; 100% các cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy định về lề lối làm việc, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp... và đều được triển khai thực hiện nghiêm túc. Chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, sai phạm kinh tế đối với 05 vụ việc và 04 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản đối với đối với các tổ chức đảng trực thuộc; cơ bản các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn đã thực hiện nghiêm túc, kịp thời việc kê khai và báo cáo kê khai tài sản thu nhập (đến cấp có thẩm quyền. Kết quả: Năm 2015: 6.533/6.631, đạt tỷ lệ 99%; 6.523/6.533 bản được công khai, đạt tỷ lệ 99,8%. Năm 2016: 7.055/7.122 người đã kê khai, đạt tỷ lệ 99,1%; 7.014/7.055 bản đã được công khai bằng hình thức niêm yết và công bố tại cuộc họp, đạt tỷ lệ 99,4%.  Thực hiện Nghị định 158/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 08/CT-UBND, ngày 24/6/2008 về triển khai thực hiện Nghị định 158 và hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương ban hành các kế hoạch, đề án, triển khai thực hiện chuyển đổi vị trí công tác tại đơn vị. Từ năm 2016 đến nay đã thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 1.272 trường hợp, trong đó quý 1/2018, có 171 trường hợp được chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, người đứng đầu cơ quan đơn vị, thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác tự  kiểm tra nội bộ, yêu cầu các cơ quan kiểm tra, thanh tra tập trung thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực phụ trách nhằm phòng ngừa, kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng, các sai phạm về kinh tế, có biện pháp chấn chỉnh trong công tác quản lý nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng; phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức viên chức. Tuy vậy, việc tự phát hiện tham nhũng và dấu hiệu tham nhũng còn hạn chế, còn ít vụ việc được phát hiện.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức 08 cuộc kiểm tra đối với 08 tổ chức đảng về công tác nội chính, PCTN và 03 đảng viên; giám sát đối với 07 tổ chức đảng và 09 đảng viên; cấp ủy các cấp đã kiểm tra đối với 1.182 tổ chức đảng cấp dưới, 1.447 đảng viên; giám sát đối với 1.021 tổ chức đảng và 1.194 đảng viên; chỉ đạo UBKT Tỉnh ủy và UBKT các cấp kiểm tra đối với 19 tổ chức đảng và 121 đảng viên. Ban Nội chính Tỉnh ủy tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN đối với 16 tổ chức, đơn vị, địa phương. Qua công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát huy những kết quả đạt được và khắc phục, chấn chỉnh những vi phạm, ngăn ngừa các vi phạm, sai phạm có thể xảy ra. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban Nội chính phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành 03 đợt rà soát các kết luận thanh tra kinh tế - xã hội theo Hướng dẫn số 06-HD/BNCTW ngày 16/4/2015 của Ban Nội chính Trung ương; chỉ đạo UBKT Tỉnh ủy và UBKT các cấp, tăng cường kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt và có hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết, khiếu nại, tố cáo, tin báo tố giác liên quan đến cán bộ, đảng viên, tham nhũng của các tổ chức đảng. Ngành thanh tra đã thực hiện 613 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 5.239 tổ chức và 2.505 cá nhân; trong đó: 127 cuộc thanh tra hành chính đối với 157 đơn vị; 486 cuộc thanh tra chuyên ngành đối với 5.082 tổ chức và 2.084 cá nhân. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện 1.101 đơn vị, tổ chức và 913 cá nhân có sai phạm, kiến nghị thu hồi  hơn 11,4 tỷ đồng. Năm 2017, Thanh tra các cấp đã tiến hành 8 cuộc thanh tra trách nhiệm pháp luật về PCTN theo kế hoạch, đã quyết định thu hồi 93,6 triệu đồng do không thực hiện đúng định mức tiêu chuẩn.

Thường trực Tỉnh uỷ định kỳ làm việc với Đảng ủy Công an tỉnh, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh và các cơ quan trong khối nội chính để cho ý kiến chỉ đạo các mặt công tác, định hướng, chỉ đạo giải quyết các vụ việc nổi cộm hoặc các vụ án, vụ việc phức tạp được dư luận xã hội quan tâm; kịp thời chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đề xuất trong thực hiện nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng; chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan trong khối nội chính làm tốt công tác phối hợp để giải quyết dứt điểm, có hiệu quả các vụ án, vụ việc nổi cộm; rà soát để lựa chọn các vụ án, vụ việc đưa vào diện Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo hàng năm (bình quân 6 vụ việc mỗi năm) ; chỉ đạo rà soát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; kịp thời chỉ đạo xử lý các phản ánh của báo chí, dư luận, nhất là các thông tin có liên quan biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, đảng viên; xác minh, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật; kết thúc điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án, vụ việc thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo; tiếp tục theo dõi, đôn đốc, xử lý các vụ án, vụ việc phát sinh.

Các cơ quan dân cử, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên, cơ quan báo chí đã phát huy vai trò giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN và phát hiện, xử lý về tham nhũng và sai phạm kinh tế. Hàng năm, các cơ quan dân cử đều có kế hoạch, chương trình giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng và sai phạm trong quản lý, đặc biệt là các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng. Cơ quan báo chí địa phương, Trung ương đóng trên địa bàn đã có vai trò quan trọng trong phản ánh, định hướng thông tin, dư luận các vụ việc tham nhũng, các sai phạm liên quan về kinh tế.

Những kết quả đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua rất quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống tham nhũng còn bộc lộ những hạn chế, khó khăn. Việc phát hiện để chủ động kiểm tra, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm về tham nhũng còn ít. Đa số các vụ việc liên quan đến tham nhũng chủ yếu được phát hiện thông qua đơn thư, tố giác của nhân dân và qua phương tiện thông tin đại chúng; việc chủ động đấu tranh, phát hiện ngay trong nội bộ các cơ quan, địa phương, đơn vị còn hạn chế. Việc kiểm tra, giám sát về phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đáp ứng được yêu cầu; ý thức về tự kiểm tra, kiểm tra chống tham nhũng, lãng phí của một số tổ chức đảng và đảng viên chưa cao. Quyền giám sát, kiểm tra của Nhân dân trong công tác phòng chống tham nhũng thiếu cơ chế cụ thể mà chỉ dựa vào khi có dấu hiệu, tố cáo, kết quả thanh kiểm tra…, công an điều tra vào cuộc mới phát hiện ra vụ việc. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và quản lý của chính quyền ở một số địa phương, đơn vị còn lỏng lẻo, thiếu sâu sát, kiểm tra, đôn đốc việc phát hiện. Ý thức về tự kiểm tra, giám sát việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí của một số tổ chức đảng và đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu; việc đấu tranh trong nội bộ để phát hiện, ngăn chặn còn hạn chế. Tính gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống tham nhũng chưa cao. Thực hiện dân chủ, công khai trong cơ quan, đơn vị về sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý dự án đầu tư, xây dựng cơ bản  có lúc còn hình thức.

Để tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, các cấp, các ngành, địa phương cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; trong đó thực hiện nghiêm túc quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước; quản lý, sử dụng các nguồn vốn xã hội hóa; minh bạch tài sản, thu nhập theo  quy định của pháp luật; xây dựng và thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, công vụ. Thường xuyên rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định về quản lý kinh tế xã hội, quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo khả thi, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với tình hình địa phương, hạn chế tối đa những kẻ hở cho hành vi tham nhũng nãy sinh. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; rà soát, sửa đổi, bãi bỏ và ban hành các văn bản mới nhằm tháo gở khó khăn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh phát triển.

Thứ hai, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; xác minh, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật; chỉ đạo sớm kết thúc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc thuộc diện Thường trực Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo. Tổ chức ký cam kết không tham nhũng trong đội ngũ cán bộ các cơ quan có chức năng PCTN. Xây dựng văn hóa không tham nhũng, lãng phí trong khối nội chính và trong cán bộ, đảng viên. Chủ động phối hợp giữa các cơ quan đơn vị liên quan trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng.

Thứ ba, tiếp tục rà soát, tham mưu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định, đề án về công tác cán bộ đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; đặc biệt là xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng nội dung, lộ trình đề ra trong chương trình, nghị quyết của Tỉnh ủy thực hiện các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Đảng. Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tham nhũng trong công tác tổ chức - cán bộ, nhất là về tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo các chức danh được quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động đúng quy định.

Thứ tư, chỉ đạo, thực hiện kịp thời, có hiệu quả các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về PCTN; thực hiện việc rà soát kết luận các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội trên địa bàn; nghiên cứu thực hiện cơ chế mua tin tố giác tham nhũng theo chỉ đạo của Trung ương.

Thứ năm, tập trung lãnh đạo và thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/20104 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” nâng cao hiệu quả  việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức để xẩy ra sai phạm làm phát sinh đơn, thư, trách nhiệm cụ thể của tổ chức, người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền trong việc để lộ bí mật thông tin cá nhân, chậm trể lơ là và tắc trách trong bảo vệ người, khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân theo định kỳ, đột xuất.

Thứ sáu, phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế - tham nhũng. Việc đấu tranh phải bền bỉ, kiên trì, đấu tranh liên tục, lâu dài, có quyết tâm chính trị cao. Coi trọng và làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền phòng chống tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân nhận thức về quyền lợi, trách nhiệm của mình, từ đó ủng hộ, giúp đỡ lực lượng Công an và tham gia phòng chống tội phạm… Tuyên truyền về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và công dân đối với công tác phòng chống tham nhũng để họ có những hoạt động thiết thực trong phòng ngừa loại tội phạm này.

 Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể và cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh PCTN. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và chú trọng nâng cao hiệu quả phát hiện tham nhũng qua tự kiểm tra nội bộ. Đặc biệt, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng.  Nguyễn Thị Hải Yến

2362 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Thông tin hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 827
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 827
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87011740