Đề tài khoa học cấp tỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động được đánh giá xuất sắc 

Sau 1 năm triển khai thực hiện, Đề tài khoa học cấp tỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong các doanh nghiệp chế biến gỗ do LĐLĐ tỉnh Quảng Trị chủ trì (Chủ nhiệm đề tài là Th.s Nguyễn Thế Lập – TUV, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh) đã hoàn thành và được hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc.
Đề tài khoa học cấp tỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động được đánh giá xuất sắc

 

Ngày 8.1, Hội đồng Khoa học & Công nghệ tỉnh đã tiến hành nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu đánh giá nguy cơ rủi ro và đề xuất biện pháp đảm bảo an toàn trong môi trường lao động của các doanh nghiệp chế biến gỗ ghép thanh, gỗ dăm ở tỉnh Quảng Trị”. Đồng chí Trần Ngọc Lân – TUV, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.

Đề tài đã thực hiện đúng tiến độ, đúng mục tiêu và nội dung được phê duyệt, đánh giá được thực trạng các nguy cơ rủi ro trong các cơ sở chế biến gỗ ghép thanh và gỗ dăm. Báo cáo tổng kết đề tài cho thấy, theo mức độ rủi ro, thì mối nguy vật lý, hóa học, bụi, tư thế lao động, cơ học và điện là các mối nguy chủ yếu. Trong đó, các mối nguy về tiếng ồn, tư thế lao động, hơi khí bụi độc ở hầu hết các cơ sở khảo sát có nguy cơ từ cao (mức 4) đến rất cao (mức 5), đặc biệt là nguy cơ do sử dụng dung môi trong sản xuất ván ép, ghép thanh hay do sử dụng gỗ ngâm tẩm (Formaldehyde; Benzene)... Trên cơ sở kết quả đánh giá các nguy cơ rủi ro, đề tài đã đề xuất các giải pháp đối với cơ quan quản lý, tổ chức công đoàn và đối với cơ sở sản xuất nhằm góp phần kiểm soát nguy cơ rủi ro, đảm bảo an toàn cho người lao động trong các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Kết luận cuộc họp, Trần Ngọc Lân – TUV, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng thống nhất đánh giá: Đây là đề tài có tính cấp thiết, tính ứng dụng và hàm lượng khoa học cao, phương pháp nghiên cứu mới, chặt chẽ, lôgic, số liệu điều tra cụ thể, rõ ràng. Đề tài đã đưa ra hệ thống các giải pháp đồng bộ, nhất là giúp cho người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp chế biến gỗ của địa phương nghiên cứu, áp dụng nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động.

Đồng thời, đồng chí cũng đề nghị đơn vị chủ trì và nhóm thực hiện đề tài tiếp thu các ý kiến góp ý của các thành viên trong hội đồng để chỉnh sửa, bổ sung báo cáo tổng kết đề tài; thiết kế, tóm tắt nội dung đề tài thành cuốn sổ tay hoặc cung cấp bản mềm cho các doanh nghiệp chế biến gỗ để họ tham khảo, áp dụng nhằm tránh được những nguy cơ rủi ro xảy ra cho người lao động. Về xếp loại, thống nhất đánh giá đề tài đạt loại xuất sắc./.

Ly Na

343 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 831
    • Thành viên Thành viên 2
    • Tổng Tổng 833
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77134210