Hình ảnh tại buổi tọa đàm (Ảnh: M.P)
Đó là thông tin được ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết tại buổi tọa đàm "Xúc Tiến Thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các đối tác chiến lược: Góc nhìn doanh nghiệp" do VCCI tổ chức hôm nay (ngày 14/5) tại Hà Nội.
Buổi tọa đàm đã thu hút đông đảo các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU…
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu nhận định, Việt Nam đang cần làn sóng đầu tư “thế hệ mới” để gia tăng giá trị đầu tư, phát triển bền vững. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng, là động lực chủ yếu trong việc tăng cường quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Lộc, trong thời gian tới, Việt Nam cần làn sóng đầu tư “thế hệ mới” với giá trị gia tăng cao, theo hướng thân thiện môi trường và định hướng phát triển bền vững. Vì thế, những đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… sẽ rất quan trọng.
Người đứng đầu VCCI cho rằng, doanh nghiệp là động lực chủ yếu trong việc tăng cường quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Chính phủ chỉ có thể tạo môi trường, định hướng và một số lĩnh vực dẫn dắt quá trình thúc đẩy thương mại đầu tư.
Ông Lộc cho biết thêm, hiện VCCI đang được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì Đề án “Đẩy mạnh hợp tác thương mại đầu tư giữa Việt Nam với các đối tác chiến lược, quan trọng”. Vì thế, VCCI đã quyết định thành lập “Mạng lưới quốc gia về xúc tiến thương mại đầu tư của Việt nam” (VITPN). Do đó, VCCI hy vọng các tổ chức xúc tiến thương mại đầu tư cùng tham gia vào mạng lưới này để kết nối với nhau, phối hợp với nhau để nâng cao hiệu quả thương mại đầu tư.
Chia sẻ kinh nghiệm về thúc đẩy hợp tác, bà Virginia B. Foote, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) chia sẻ, việc hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp cần tới “tính liêm chính” và tinh thần không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò trọng yếu, cần cả “hạ tầng cứng” (về giao thông, cơ sở vật chất…) và “hạ tầng mềm” (về công nghệ, chính sách…). Những điều này sẽ giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, tại tọa đàm, đại diện của một số hiệp hội và doanh nghiệp đã trao đổi về khó khăn, vướng mắc khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước đối tác chiến lược, quan trọng; cũng như các kiến nghị, đề xuất biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư.
Ông Vaibhav Saxena, Tổng thư ký Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (InCham Hà Nội) kiến nghị, Ấn Độ và Việt Nam cần xem xét về khả năng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các chính sách phù hợp để hỗ trợ thương mại, đầu tư giữa hai nước. Bởi hiện nay việc hợp tác giữa hai bên vẫn chưa theo đúng tiềm năng, hai nước chưa có các FTA toàn diện và Hiệp định về hợp tác kinh tế toàn diện nên chưa có được các lợi ích về thuế cho một số ngành công nghiệp chủ chốt./.
M.P