Đẩy mạnh thu hút và quản lý các dự án ODA trên địa bàn tỉnh  

Với phương châm, vừa chú trọng phát huy nội lực, vừa tích cực tranh thủ ngoại lực, tỉnh Quảng Trị là một trong những địa phương sớm tiếp cận nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA). Sau gần 20 năm tiếp nhận nguồn vốn ODA song phương và đa phương, tỉnh đã tạo dựng được mối quan hệ với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Đức, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Hàn Quốc, Liên Hợp Quốc, Ý, Ả Rập Xê Út, quỹ OPEC... Trong số đó, có một số nhà tài trợ chiếm thị phần rất lớn như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) từ năm 2007 đến nay đã tài trợ cho tỉnh 27 dự án, với tổng vốn 232,75 triệu USD, chiếm gần 52% tổng vốn ODA trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cho Quảng Trị 13 dự án với tổng vốn 84,31 triệu USD, chiếm hơn 18% tổng vốn ODA trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, các dự án ODA tập trung đầu tư vào các nhóm lĩnh vực về phát triển nông nghiệp, nông thôn, thủy lợi, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị và giảm nghèo bền vững. Qua từng giai đoạn hợp tác, các đối tác phát triển có những thay đổi về chiến lược hợp tác, các dự án tài trợ ngày càng chú trọng vào tính liên kết vùng nhằm tạo ra động lực phát triển trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương để cùng phát triển, tăng trưởng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phải khẳng định rằng, từ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ này đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2007 – 2017, nguồn vốn ODA thực hiện đã bổ sung khoảng 12% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Bên cạnh mặt tích cực thì việc thực hiện các dự án ODA trong thời gian qua vẫn còn những khó khăn nhất định. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 29 dự án ODA đang triển khai thực hiện với tổng vốn 5.535 tỷ, trong đó vốn đối ứng 1.054 tỷ đồng; đến nay mới giải ngân được 37,7% kế hoạch. Nguyên nhân giải ngân chậm chủ yếu là do công tác tư vấn, lập hồ sơ ban đầu thiếu chuẩn xác, nhất là việc lập hồ sơ của một số dự án tái định cư, phải điều chỉnh số liệu nhiều lần; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm… ảnh hưởng lớn đến lòng tin của nhà tài trợ. Mặt khác, cơ chế, chính sách của mỗi dự án ODA là khác nhau, khác với cơ chế, chính sách của dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân thiếu cụ thể dẫn đến một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về các dự án ODA mà chỉ nghĩ đây là sự tài trợ của nước ngoài nên có tâm lý ỷ lại, khiếu nại, khiếu kiện, gây nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

Việc điều hành, quản lý, giám sát thực hiện các dự án ODA hiện nay chủ yếu do cơ quan được giao thực hiện dự án quản lý, do đó “vừa đá bòng vừa thổi còi”; ban quản lý dự án của các cơ quan thực hiện dự án có mặt còn thiếu chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mỏng, thậm chí kiêm nhiệm; ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, thủ tục hành chính, các quy định về tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập… Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan được giao quản lý, điều hành dự án ODA với các sở, ngành, địa phương thụ hưởng chưa đồng bộ, thiếu sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất. 

Trong thời gian tới, việc tiếp cận nguồn vốn ODA sẽ ngày càng khó khăn hơn, sau khi Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình, các nhà tài trợ nước ngoài đã chuyển dần từ việc hỗ trợ phát triển sang quan hệ đối tác; sắp tới Trung ương sẽ quy định mức trần được vay lại vốn ODA cho các tỉnh, thành phố trên cơ sở khả năng hoàn trả nợ vốn ODA.

Để nâng cao hiệu quả vận động, thu hút, triển khai thực hiện các dự án ODA, thực hiện đúng quy định của Chính phủ về quản lý, điều hành các dự án ODA, trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật đối với việc quản lý các dự án ODA; tiến hành tổng kết, đánh giá lại quá trình thực hiện các dự án ODA trong những năm qua để xác định định hướng và chọn được các giải pháp tăng cường vận động, thu hút, nâng cao hiệu quả các dự án ODA cho giai đoạn tiếp theo.

Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công khó khăn, việc vận động các dự án ODA vẫn là hướng đi ưu tiên, cần lựa chọn những dự án, lĩnh vực  có tác động thúc đẩy, hỗ trợ liên kết phát triển, các dự án có khả năng tự cân đối trả nợ hoặc ngân sách có khả năng đối ứng, trả nợ. Tăng cường công tác quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát; rà soát, sắp xếp các ban quản lý dự án ODA theo hướng tập trung đầu mối, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu trong tình mới.

Chú trọng tiếp cận, tìm kiếm các dự án ODA song phương để đơn giản hóa các thủ tục hồ sơ, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện và giải ngân các dự án. Thanh Lan – VPTU

1246 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 428
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 428
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88321608