|
Năm 2020, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt .( Ảnh: tapchitaichinh.vn) |
Từ thẻ thanh toán...
Thẻ thanh toán (chi trả) là một loại thẻ có khả năng trả tiền mua hàng, dịch vụ tại một số địa điểm có phương thức tiêu dùng này, hoặc có thể dùng để rút tiền mặt từ các ngân hàng hay các máy ATM. Hiện các loại thẻ nêu trên đã được phát hành bởi các ngân hàng, tổ chức tài chính và một số công ty dưới dạng thẻ (quà tặng, sử dụng dịch vụ...)
Theo chức năng, thẻ thanh toán được chia làm 3 loại: Thẻ ghi nợ-Debit Card; Thẻ tín dụng-Credit Card; Thẻ trả trước-Prepaid Card. Theo đó, thẻ ghi nợ cho phép người tiêu dùng chi tiêu với số tiền tương ứng trong tài khoản mà họ nạp vào trước đó. Thẻ thường được dùng khi mua sắm tại các Trung tâm thương mại, đại lý, cửa hàng có máy cà (quẹt) thẻ.
Thẻ tín dụng cho phép khách hàng dùng thẻ, tiêu trước một số tiền mà ngân hàng cho họ “tạm vay” trong hạn mức quy định. Theo đó, trong tài khoản tuy không có tiền nhưng khách hàng vẫn có thể “cà thẻ” mua sắm với số tiền nhất định.
Thẻ trả trước thường được các công ty lớn có trung tâm mua sắm riêng hay các doanh nghiệp dịch vụ lớn phát hành cho các khách hàng. Thẻ này không gắn liền với tài khoản ngân hàng và trong thẻ có ghi một số lượng tiền nhất định mà khách hàng phải nạp vào trước khi muốn mua sắm hoặc sử dụng thẻ khuyến mãi, quà tặng...
Tại Việt Nam, các loại thẻ thanh toán nội địa hoặc quốc tế hầu hết được phát hành bởi các ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, BIDV... nên khách hàng khi muốn làm bất kỳ loại thẻ thanh toán nào có thể đến chi nhánh hoặc trụ sở các ngân hàng gần nhất để tiến hành thủ tục phát hành thẻ theo quy định của NHNN.
Với thế mạnh về thẻ và xác thực bảo mật, MK Group là đối tác cung cấp giải pháp máy in thẻ nhựa công suất vừa và siêu lớn rất đáng tin cậy của nhiều khách hàng. Ngoài ra, các ngân hàng Vietcombank, ViettinBank, MB Bank, TechcomBank đều sử dụng các sản phẩm máy in thẻ để bàn, máy dập nổi thẻ nhựa cung cấp rộng rãi và rất thuận lợi cho các khách hàng.
Đến ví điện tử...
Ví điện tử là một tài khoản online, có chức năng thanh toán trực tuyến, giúp khách hàng thanh toán các loại phí trên Internet (tiền điện, nước, cước viễn thông; mua hàng online từ các trang thương mại điện tử Lazada, Tiki...) bằng ví này. Hình thức thanh toán đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm chi phí thời gian và tiền bạc.
Ví điện tử có 3 chức năng chính: nhận và chuyển tiền qua mạng; dùng để chi trả trực tuyến; lưu giữ tiền trên mạng internet. Với vai trò: thanh toán nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí quản lý giao dịch; và giảm tải lưu thông tiền mặt, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
Ví điện tử có 4 ưu điểm nổi bật: mang lại sự tiện lợi và an toàn cho khách hàng; tiết kiệm thời gian làm việc và di chuyển; dễ dàng thực hiện thanh toán, chuyển và nhận tiền; thực hiện các truy vấn về tài khoản, sớm nhận biết sự biến động tài chính. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, cùng một tài khoản là khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch cần thiết.
Tuy nhiên, ví điện tử cũng vẫn còn những nhược điểm và hạn chế như, có thể bị mất tài khoản do máy tính; điện thoại truy cập vào website không đáng tin cậy; và việc ứng dụng công nghệ Blockchain với quản lý tập trung... nhưng theo giới chuyên gia, cùng với các giải pháp công nghệ và sự cẩn trọng của khách hàng vấn đề bảo mật sẽ ngày càng an toàn và hiệu quả hơn.
Nước ta hiện nay đã có các loại hình ví điện tử phổ biến nhất như: MoMo, AirPay, Zalopay, ViettelPay, TrueMoney, Moca, VinaPay, 123Pay… được phát hành và sử dụng nội địa; ví điện tử quốc tế như: PayPal, AlertPay, WebMoney, LiqPay và Moneybookers…
MoMo hiện là loại hình ví điện tử đang thu hút sự chú ý của thị trường. MoMo ứng dụng công nghệ tài chính cho phép chuyển nhận tiền siêu nhanh, dễ dùng, an toàn tuyệt đối, đáp ứng bộ tiêu chuẩn quốc tế như: Chứng chỉ bảo mật PCI DSS; Bảo vệ đường truyền chuẩn SSL/TLS, với các công nghệ tiên tiến nhất (xác thực 2 lớp, xác thực vân tay/nhận diện khuôn mặt, Tokenization; Mã hóa số thẻ, Tự động phát hiện và ngăn chặn giao dịch bất thường...)
Ví MoMo giúp khách hàng thanh toán theo nhu cầu, mọi lúc, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí (nạp tiền điện thoại tất cả các nhà mạng; thanh toán các hóa đơn điện, nước, internet; vay tiêu dùng; mua vé máy bay, xem phim... Ví MoMo đã được NHNN cấp giấy phép và quản lý hoạt động. Tiền trong ví MoMo được bảo chứng bởi Vietcombank.
Hiện đã có 29 ngân hàng nội địa nhận nạp tiền vào ví MoMo, với 4.000 điểm nạp và rút tiền. Đã có tới 15 ngân hàng gồm: Vietcombank, VPBank, TPBank, OCB, ACB, VietinBank, Eximbank, Sacombank, VIB, ShinhanBank, SCB, VRB, BIDV, Bảo Việt Bank, Agribank, liên kết với MoMo. Theo đó, khách hàng có thể rút tiền ngay lập tức về tài khoản của mình đăng ký tại các ngân hàng nêu trên.
Về công nghệ, ví MoMo hiện có mặt trên 2 hệ điều hành phổ biến là iOS và Android với hơn 10 triệu khách hàng ứng dụng. Là nền tảng thanh toán di động cũng như thúc đẩy nền kinh thanh toán không tiền mặt, MoMo đã và đang mang đến hàng trăm dịch vụ thanh toán, mua sắm chỉ với một cái chạm tay.
Và cuộc đua dành thị phần
Với việc ứng dụng các siêu phẩm 4.0 nói chung, trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng cũng xuất hiện các loại hình thanh toán hướng tới không dùng tiền mặt rất đa dạng, trong đó phải kể đến hai loại hình cơ bản đó là, thẻ thanh toán và ví điện tử với các ưu thế trong các lĩnh vực và phân khúc thị trường khác nhau.
Tuy nhiên, cho đến nay ví điện tử đang được nhắc đến nhiều bởi sự bùng nổ của nó. Theo thống kê của NHNN tính đến ngày 31/12/2018, ở nước ta đã có 4,24 triệu ví điện tử được xác thực, liên kết với tài khoản ngân hàng. Giao dịch mỗi năm đạt hơn 60 triệu với giá trị bình quân 200.000 đồng/giao dịch. Đến cuối năm nay số người sử dụng ví điện tử tại Việt Nam có thể sẽ đạt hơn 10 triệu người.
Với công nghệ Blockchain có chức năng lưu trữ thông tin trên hệ thống theo số lượng và thông tin giao dịch, do sử dụng mạng dữ liệu ngang hàng (phi tập trung) nên có thể bảo đảm dữ liệu trên hệ thống luôn chính xác, minh bạch. Cuốn “sổ cái” mở và không có giới hạn này ghi chép và mã hóa mọi thông tin giao dịch với độ tin cậy gần như tuyệt đối, khiến khách hàng ngày càng ít lý do để từ chối dịch vụ tiện ích này.
Như vậy, cùng với việc ứng dụng nhanh chóng các siêu phẩm công nghệ 4.0 vào các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, sự phát triển trong ngành dịch vụ ngân hàng cũng được coi là một xu thế tích cực phù hợp với định hướng: “Thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt” đã được nêu trong Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/9/2019./.