Dạy chữ Việt ở Savanakhet: Giữ tiếng Việt quê hương trên đất bạn Lào 

Vượt qua sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, các giáo viên Quảng Trị đã đóng góp một phần công sức, tâm huyết của mình trong việc giữ gìn tiếng Việt trên nước bạn, vun đắp thêm tình hữu nghị Việt - Lào.

Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội Những người Việt Nam tại Savanakhet (Lào), các cô giáo Quảng Trị yên tâm hơn để nỗ lực công tác, làm tròn nhiệm vụ. Trong 3 năm dạy học ở đất Lào, các cô giáo được giúp đỡ về mọi mặt, như chỗ ở, phương tiện đi lại để thuận tiện cho việc lên lớp.

 

 Học sinh theo học tại trường Tiểu học - THCS Thống Nhất có cả học sinh là con em người Việt và Lào.

Học sinh theo học tại trường Tiểu học - THCS Thống Nhất có cả học sinh là con em người Việt và Lào.

Khơi nguồn cảm hứng cho học sinh

Trên bục giảng, các cô vừa là giáo viên hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho học sinh, vừa là những người bạn hướng dẫn về ngôn ngữ cho các em, uốn nắn cách phát âm, từng câu chữ. Đối với học sinh nơi đây, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ thứ hai.

Các em vừa được học văn hóa, vừa học âm nhạc.
Các em vừa được học văn hóa, vừa học âm nhạc.

Gần 3 năm dạy học tại Lào, cô giáo Trần Thị Thanh Huyền (SN 1993, quê ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học. Mối quan hệ giữa cô và trò cũng trở nên gắn bó, thân tình hơn.

Cô Huyền cho biết, ban đầu mới qua Lào rất khó giao tiếp, nhất là các học sinh nhỏ tuổi. Chính vì vậy, các cô người Việt phải hỏi cô giáo chủ nhiệm người Việt kiều về cách quản lớp. Bên cạnh đó, nhờ giáo viên của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thêm.

Các học sinh được học theo chương trình của Bộ GD-ĐT dành cho người Việt ở nước ngoài nên chương trình cũng được chọn lọc cho phù hợp. Trong quá trình dạy, cái gì khó trong chương trình được đưa ra bàn bạc, trao đổi.

Nhằm có phương pháp dạy học tốt, các cô giáo Quảng Trị phải tham gia các buổi dự giờ, đóng góp kinh nghiệm cho nhau, hoặc tự học thêm.

Cô Huyền nói rằng, phải gợi gợi được cảm hứng cho học sinh về ngôn ngữ tiếng Việt.
Cô Huyền nói rằng, phải gợi được cảm hứng cho học sinh về ngôn ngữ tiếng Việt.

Nhiều năm tham gia quản lý, dạy học cho học sinh, có niềm yêu thích ngôn ngữ và văn hoá Việt, cô giáo Khamphet Anothay - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Thống Nhất cho biết, trong chương trình hiện nay, số lượng tiết học tiếng Việt nhiều nên học sinh tiếp thu tốt hơn, khả năng nói tiếng Việt được nâng lên. Một số học sinh có được nền tảng cơ bản là bố, mẹ gốc Việt nên có thể trao đổi ngôn ngữ.

Cô Khamphet Anothay nói rằng, việc dạy học quan trọng là khơi dậy cho học sinh cảm hứng, niềm yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt, thì việc học mới đạt hiệu quả.

Trường Thống Nhất là ngôi trường có nhiều học sinh tham gia các kỳ thi, đạt chất lượng.
Trường Thống Nhất là ngôi trường có nhiều học sinh tham gia các kỳ thi, đạt chất lượng.

Bên cạnh việc được dạy ngôn ngữ tiếng Việt, các học sinh cũng được truyền đạt về truyền thống văn hóa dân tộc, các môn âm nhạc ngợi ca tình đoàn kết Việt - Lào anh em, sự gắn bó keo sơn, tình hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Khao khát giữ tiếng quê hương!

Cô giáo Đậu Thị Lệ Hải (quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị), dạy học năm thứ 3 tại Savanakhet, cho biết: Buổi đầu dạy học tại Lào cũng có nhiều khó khăn, nhưng lòng nhiệt huyết với nghề nên dần quen cách dạy ở Lào. Trong quá trình dạy cũng nhận được sự hợp tác của học sinh, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, nhà trường.

Gần 3 năm gắn bó với học sinh tại Lào, cô Hải luôn mong muốn các em đọc và hiểu được tiếng Việt.
Gần 3 năm gắn bó với học sinh tại Lào, cô Hải luôn mong muốn các em đọc và hiểu được tiếng Việt.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là học sinh chưa giao tiếp được nhiều, giữa cô và trò vẫn có sự ngăn cách về ngôn ngữ nên việc truyền thụ kiến thức cho học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Vượt qua những khó khăn, trở ngại, các giáo viên luôn cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức, nâng cao khả năng ngôn ngữ cho các em.

Gia đình chị Mai Thị Kim Yến có 3 thế hệ sống ở Lào. Ba mẹ chị Yến sinh chị ra ở Lào, chị là thế hệ thứ ba.

Chị Yến có 2 đứa con học lớp 4 và lớp 6 trường Thống Nhất. Gia đình chị cố gắng cho con học với khát khao lưu giữ tiếng Việt, cho con hiểu về truyền thống văn hóa quê hương. “Gia đình quyết tâm cho con học chữ vì sợ mất gốc. Về nhà cũng thường trao đổi bằng tiếng Việt cho con thành thạo, khi thì cho các cháu nói 2 thứ tiếng. Nhờ đó mà cháu cũng hiểu được nhiều ngôn ngữ hơn”.

Thầy giáo Suphan Xenviset - Hiệu trưởng trường Tiểu học - THCS Thống Nhất cho biết, nhà trường đang thực hiện giảng dạy theo chương trình đổi mới SGK lớp 1 và lớp 6 của Bộ GD-ĐT Việt Nam.

Đánh giá về việc học tiếng Việt của học sinh, thầy cho biết, tham gia học tại trường có phần lớn học sinh Việt kiều và học sinh Lào, nhưng học sinh đã hiểu nhiều tiếng Việt.

Cán bộ, giáo viên và học sinh tại trường Thống Nhất.
Cán bộ, giáo viên và học sinh tại trường Thống Nhất.

Theo thầy Suphan Xenviset, mục đích của việc dạy tiếng Việt giúp cho học sinh nói được, viết được, tiếp xúc được tiếng Việt. Thời gian học tiếng Việt đối với lớp 1-2 là 10 tiết/tuần, lớp 3-5 là 8 tiết/tuần. “Hiện học sinh nói được, phụ huynh cũng đón nhận và có lời khen về trường”, thầy nói.

Theo thầy Suphan Xenviset, đối với học sinh, ngoài việc học trên lớp, về nhà bố mẹ nói tiếng Lào nên dễ quên. Chỉ số ít thuận lợi do có bố mẹ nói tiếng Việt thì tiếp thu được nhiều.

Còn giáo viên người Việt thì khó khăn về tiếng Lào, trước gặp nhiều từ khó giáo viên không dịch được, bây giờ hiểu được rồi. Các cô giáo đã có sự cố gắng, nỗ lực, tiếp thu được nhiều tiếng Lào. Trong trường, các giáo viên đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

Trao đổi với PV Dân trí, TS. Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Hội Việt kiều tại Savanakhet (Lào) và tỉnh Quảng Trị, từ năm 2008, Sở GD-ĐT cử giáo viên sang Lào tham gia dạy học cho con em người Việt, gồm dạy cho học sinh bậc Mầm non, dạy văn hóa cho học sinh Tiểu học, Trung học, dạy âm nhạc…

Trước khi sang Lào công tác, Sở Giáo dục tổ chức gặp mặt, động viên các giáo viên. Đây vừa là công tác tình nguyện vừa làm nhiệm vụ, giúp đỡ học sinh nâng cao năng lực tiếng Việt, có kiến thức về truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ. Mục tiêu quan trọng là nâng cao khả năng tiếng Việt cho học trò.

Hàng năm, Hội Việt kiều đều có quá trình đánh giá hoạt động giảng dạy của từng giáo viên gửi về Sở Giáo dục, có khen thưởng những giáo viên có năng lực để động viên, khuyến khích.

Nói về chính sách với giáo viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Quảng Trị cho hay, hàng năm đều có ưu tiên cho các đối tượng này.

“Trước khi cử giáo viên sang Lào, các địa phương xem xét các vị trí, khi có chỉ tiêu thì ưu tiên bố trí các giáo viên này vào dạy. Có trường hợp địa phương đó chưa có chỉ tiêu tuyển dụng thì đành phải chờ”, cô Hương nói.

Thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, từ năm 2015 đến nay đã có 23 trường hợp giáo viên được gửi sang Lào công tác, dạy học.

Theo dantri.com.vn
646 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 769
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 769
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87029365