Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển 

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Việt Nam đã đặt ra những định hướng cho thời gian sắp tới, trong đó xác định: “Con người là trung tâm của quá trình phát triển, bảo đảm chính sách xã hội phải được xây dựng và triển khai thực hiện hài hòa, đồng bộ với phát triển kinh tế. Xác định đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững”.

 

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan Liên hợp quốc, Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm về “Chính sách xã hội Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045”.

Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: TL 

Đây là sự kiện quan trọng lần đầu tiên được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan Liên hợp quốc trong các lĩnh vực quản lý của Bộ, tập trung thảo luận và chia sẻ định hướng chiến lược quản lý và phát triển xã hội đối với Việt Nam nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045.

Tọa đàm là dịp để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế tại Việt Nam trao đổi về các ưu tiên hợp tác trong bối cảnh mới, tháo gỡ những khó khăn và thách thức trong quan hệ hợp tác hai bên. 

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chia sẻ về định hướng của Việt Nam trong thời gian sắp tới với việc đặt con người là trung tâm của quá trình phát triển, đảm bảo chính sách xã hội phải được xây dựng và triển khai thực hiện hài hòa, đồng bộ với phát triển kinh tế.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, thời gian qua, hệ thống chính sách xã hội của Việt Nam đã cơ bản bảo đảm công bằng, toàn diện, bao trùm, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm cơ bản quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện một số chính sách xã hội còn có những hạn chế, bất cập. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã đặt ra những định hướng cho thời gian sắp tới, trong đó xác định: “Con người là trung tâm của quá trình phát triển, bảo đảm chính sách xã hội phải được xây dựng và triển khai thực hiện hài hòa, đồng bộ với phát triển kinh tế. Xác định đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững”.

Theo đó, hệ thống chính sách xã hội thời gian tới phải hướng đến toàn dân, bao trùm và toàn diện; đáp ứng các nhu cầu an sinh xã hội và dịch vụ xã hội cho nhân dân, tạo cơ hội phát triển cho mọi người dân và không để ai bị bỏ lại phía sau; tạo nền tảng xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, bình đẳng, nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau; đáp ứng mục tiêu của nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Tọa đàm được tổ chức vào dịp Ban Chỉ đạo Trung ương tổng hợp báo cáo tổng kết thực hiện 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2021-2020 phục vụ tổng kết Nghị quyết và kế hoạch ban hành một nghị quyết mới về chính sách xã hội cho giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 để quản lý và phát triển xã hội phù hợp với mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Dự thảo nghị quyết mới sẽ được trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII để thông qua vào Hội nghị Trung ương 7, khóa XIII (năm 2023).

Tại hội thảo, đại diện các cơ quan Liên hợp quốc, các chuyên gia quốc tế có những những nhận định, xu hướng của quốc tế, của Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm, những khuyến nghị, xác định Việt Nam nên tập trung vào vấn đề gì, cần tháo gỡ những gì và từ đó đưa ra đề xuất chính sách xã hội của Việt Nam...

Các ý kiến này sẽ được tổng hợp báo cáo lên Ban Chỉ đạo Trung ương về việc Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 phục vụ tổng kết Nghị quyết 15 và cung cấp thông tin hoàn thiện văn kiện mới về Chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045./.

 

 

 
BL
541 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1003
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1003
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87150791