Đấu tranh chống các luận điệu sai trái nhằm thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong giai đoạn hiện nay 

Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt độngcủa Đảng Cộng sản Việt Nam. Nắm vững và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ là một giải pháp quan trọng để xây dựng Đảng ta vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đồng thời là cơ sở để phát huy tính năng động và sáng tạo của đảng viên; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tuy nhiên, thời gian qua, các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược ''diễn biến hòa bình'', chống phá Đảng, trước hết nhằm vào nguyên tắc tập trung dân, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc tổ chức cơ bản trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản; là nguyên tắc được C.Mác và Ph.Ăngghen khởi thảo, được V.I Lênin khái quát và khẳng định là nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới về mặt tổ chức của giai cấp công nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn khẳng định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, là tiêu chuẩn để phân biệt Đảng Cộng sản với các đảng phái khác; phủ nhận nguyên tắc này là phủ nhận Đảng từ bản chất.Đối với Đảng ta, nguyên tắc tập trung dân chủ được ghi vào Điều lệ Đảng từ tháng 10 năm 1930. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng trở về trước, nguyên tắc này được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là nguyên tắc dân chủ tập trung; từ đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III đến nay, đổi lại là nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều này hoàn toàn không phải xem tập trung là chính, dân chủ là phụ mà trở về theo đúng khái niệm đã được V.I.Lênin sử dụng trước kia. Tập trung dân chủ là sự thống nhất biện chứng giữa hai thành tố tập trung và dân chủ. Hai thành tố đó không mâu thuẫn với nhau mà luôn thống nhất, tác động bổ sung cho nhau. Tập trung trên cơ sở dân chủ, dân chủ có sự lãnh đạo, được sự bảo đảm của tập trung. Có giữ vững tập trung mới có thể thực hiện và mở rộng dân chủ. Phát triển và mở rộng dân chủ luôn gắn liền với giữ vững và tăng cường tập trung, trên cơ sở đó dân chủ càng phát triển thì tập trung càng vững chắc.

Tuy nhiên, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tìm mọi cách, dùng mọi thủ đoạn “công phá” vào Đảng Cộng sản Việt Nam cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đặc biệt là các luận điệu sai trái về nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm từng bước hạ thấp vị thế, uy tín, âm mưu của chúng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực thù địch cho rằng “tập trung” và “dân chủ” là hai mặt đối lập, luôn có xu hướng phủ định, triệt tiêu nhau. Nếu thực hiện tập trung sẽ tất yếu dẫn đến thu hẹp dân chủ, triệt tiêu dân chủ; ngược lại, nếu muốn thực hiện dân chủ thì phải từ bỏ tập trung. Từ lập luận đó, họ xuyên tạc rằng, tập trung dân chủ là “nguyên tắc không có thật”, “dân chủ” không thể đi đôi với “tập trung”

Sau sự kiện Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch đã cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ nay đã lỗi thời. Nó chỉ phù hợp với hoạt động của Đảng khi chưa giành được chính quyền, trong hoạt động bí mật, hoặc khi lãnh đạo chiến tranh. Còn trong thời bình Đảng cầm quyền, nhân dân làm chủ thì nguyên tắc này tỏ ra lỗi thời, không có hiệu lực, không còn phù hợp nữa. Đây là một biểu hiện sai lầm trong nhận thức về bản chất nguyên tắc tập trung dân chủ, không thể có Đảng nào chặt chẽ ở giai đoạn này, lại buông lỏng ở giai đoạn khác. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch còn cho rằng, tập trung dân chủ chỉ là một thứ chế độ độc đoán bảo thủ, kìm hãm tư duy sáng tạo. Họ ra sức tán dương thực hiện dân chủ tự do, dân chủ vô hạn độ, dân chủ cực đoan; ủng hộ nhiều phe nhóm đối lập để đấu tranh, bàn cãi; sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “đa nguyên” cổ vũ cho những bất đồng ý kiến trong Đảng để chia rẽ Đảng. Họ cố tình tỏ ra không hiểu, hoặc cố tình xuyên tạc bản chất của nguyên tắc, họ dẫn ra những ví dụ về sai lầm, về quan liêu độc đoán, về việc mất dân chủ của một số người trong bộ máy của Đảng để chứng minh cho việc cần phải thay nguyên tắc tập trung dân chủ. Vì vậy, để đấu tranh với các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc,  chúng ta cần phải nhận thức đúng bản chất nguyên tắc - bản chất cách mạng khoa học của giai cấp công nhân; nó được biểu hiện ở Cương lĩnh lãnh đạo, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ tư duy lý luận và năng lực vận động quần chúng của đảng viên.

Trải qua gần 91 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 35 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên trì giữ vững và có nhiều thành tựu trong việc cụ thể hóa, thể chế hóa và thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ trên tất cả lĩnh vực.  Những quyết định lớn của Đảng đã được tổ chức thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến của đảng viên và các tổ chức đảng. Trong quá trình chuẩn bị các nghị quyết, các cấp uỷ Đảng từ trung ương đến cơ sở đã chủ động tổ chức thu thập ý kiến của cán bộ, đảng viên, các cơ quan khoa học, cán bộ lão thành, các chuyên gia. Sinh hoạt cấp uỷ được tiến hành dân chủ, cởi mở, các hình thức giao ban, hội nghị chuyên đề, các cuộc tiếp xúc giữa cán bộ chủ chốt với đảng viên và nhân dân được cấp uỷ sử dụng rộng rãi để nắm bắt thông tin, dân chủ bàn bạc. Công tác tổ chức và cán bộ, nhất là đánh giá tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ được tiến hành công khai, dân chủ. Tình trạng cục bộ, mất đoàn kết trong cán bộ được chấn chỉnh kịp thời hơn, những tổ chức cá nhân vi phạm bị xử lý kịp thời. Những tiến bộ và kết quả thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng đã góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo cách mạng nước ta giành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong hơn 35 năm thực hiện đổi mới.

Vì vậy, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, để đấu tranh chống lại những âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Trong thời gian tới, cần quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho cấp ủy, người đứng đầu các tổ chức đảng, nhất là tổ chức đảng ở cơ sở về nguyên tắc tập trung dân chủ và vai trò của nguyên tắc này đối với sự vững mạnh của Đảng. Cần tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng về tầm quan trọng, bản chất và nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo nên sự thống nhất chung trong tất cả các tổ chức đảng và mọi đảng viên. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hoá, quy chế hoá nguyên tắc tập trung dân chủ cho từng lĩnh vực, từng mặt công tác xây dựng Đảng. Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình, đề cao trách nhiệm thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng. Cần mở rộng dân chủ đi đôi với củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Mọi tổ chức và đảng viên phải thực hiện nhiệm vụ chấp hành nghị quyết, chỉ thị, nói và làm theo nghị quyết của Đảng. Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt cấp ủy và chi bộ, coi trọng việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Trên cơ sở những nguyên tắc mà Điều lệ Đảng quy định, mỗi cấp ủy đảng cần xây dựng quy chế làm việc của mình, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp ủy viên.

Hai là, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn những vấn đề do thực tiễn đặt ra: như vấn đề xây dựng Đảng trong thời kỳ mới, vấn đề dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Bên cạnh đó, phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nghiên cứu rút ra những vấn đề mang tính lý luận, quan điểm một cách có hệ thống, làm rõ những vấn đề bức xúc hiện nay cả về lý luận và thực tiễn, giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng và hiểu rõ quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta, tạo cơ sở củng cố niềm tin và có phương pháp luận khoa học đấu tranh chống lại các quan điểm thù địch, sai trái. Tăng cường nâng cao trình độ lý luận, chính trị, tư tưởng, trước hết là cho đội ngũ những người làm công tác lý luận, các cơ quan chức năng, đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp nhạy bén phát hiện, đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng thù địch của các thế lực thù địch, đồng thời đấu tranh khắc phục những quan điểm mơ hồ, sai lầm, lệch lạc, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc tổ chức của Đảng, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng theo Nghị quyết số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Ba là, cần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm  của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt trong việc áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với giữ vững và chủ động, tích cực phòng, chống tình trạng xa rời nguyên tắc này. Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của tập thể.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Xử lý nghiêm, kịp thời những tổ chức đảng và đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên; công khai kết quả xử lý. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tổ chức đảng ở các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế và các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm. Xuân Ngọc

 

 

1650 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Thông tin hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 778
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 778
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87003446