Đặt mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông bằng 50% so với 2011 

(Chinhphu.vn) - Trước vấn nạn tai nạn giao thông (TNGT) gia tăng, năm 2011, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ban hành thông điệp “Thập kỷ toàn cầu hành động bảo đảm an toàn giao thông”. Từ năm 2011 đến nay, 5 Nghị quyết đã được Chính phủ ban hành với mục tiêu đến năm 2020, số người chết và bị thương do TNGT kéo giảm bằng 50% so với năm 2010.

 

Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thể cho biết, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người chết và 50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông (TNGT). Thiệt hại từ TNGT chiếm khoảng 2,5% GDP toàn cầu, tương đương 1.500 tỷ USD/năm.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Hội nghị an toàn giao thông năm 2019. Ảnh: VGP/Phan Trang.

Thông tin đưa ra tại Hội nghị an toàn giao thông năm 2019 diễn ra ngày 29/11.

“Với các nước đang phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, GDP còn thấp như Việt Nam, thiệt hại do TNGT gây ra là rất nghiêm trọng”, Bộ trưởng nhìn nhận.

Hưởng ứng thông điệp “Thập kỷ toàn cầu hành động bảo đảm an toàn giao thông”, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng ứng tích cực chương trình này và là một trong những nước thành lập Ủy ban ATGT Quốc gia, vận động cả hệ thống chính trị vào cuộc để kêu gọi người dân chung tay kéo giảm TNGT.

Nếu như năm 2010, TNGT ở Việt Nam cướp đi sinh mạng của khoảng 12.000 người, đến năm 2018, con số này chỉ còn khoảng 8.000 người. 11 tháng năm 2019, số người tử vong do TNGT là 6.975 người/hơn 15.800 vụ TNGT.

“Dự kiến, năm 2019 sẽ là năm đầu tiên trong 20 năm qua, Việt Nam sẽ kéo giảm số người thiệt mạng do TNGT xuống con số dưới 8.000 người”, Bộ trưởng nói.

Mặc dù mục tiêu kéo giảm 5-10% số vụ, số người chết, số người bị thương do TNGT, song theo Bộ trưởng, TNGT vẫn có những diễn biến phức tạp, mỗi ngày ở Việt Nam vẫn có 20 người chết và 50 người bị thương do TNGT. Nhiều vấn đề bức xúc như lái xe sử dụng ma túy, chất kích thích, vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn còn tái diễn, trong khi đó việc ứng dụng khoa học vào giám sát, xử phạt còn kém.

Do đó, Bộ trưởng cho rằng, đây là vấn đề Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT và các cấp chức năng Việt Nam cần quan tâm, cần có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học về an toàn giao thông, tìm các giải pháp để ứng dụng công nghệ từ nghiên cứu vào thực tiễn, giúp kéo giảm TNGT ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

“Bộ GTVT mong muốn hình thành hệ thống giám sát tự động để giám sát hoạt động vận tải, các điểm giao thông phức tạp, để xử tốt vi phạm theo hướng phạt nguội. Đồng thời, hệ thống này cũng sẽ được dùng để quản lý mặt đường, vỉa hè. Hiện nay, Nghị định 46 đã có quy định cho việc xử phạt nguội, vì vậy cần có nhiều đề tài, giải pháp để xử phạt nguội hiệu quả”, Bộ trưởng nêu ví dụ.

Bên cạnh đó, Hội nghị ATGT năm 2019 đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, hình thành hệ thống giám sát tự động để kiểm soát hoạt động vận tải trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; nghiên cứu các cửa ngõ, trục giao thông quan trọng, quy hoạch giao thông của các đô thị lớn như đường cao tốc nội đô, đường trên cao để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông; tìm giải pháp giảm khí thải của các phương tiện, từ nhiên liệu, thiết bị, vòng đời sử dụng, đảm bảo không khí môi trường tốt trong môi trường đông đúc phương tiện; đưa các nội dung giáo dục văn hóa giao thông vào công sở, trường học bằng các phương tiện truyền thông để vận động mỗi người chấp hành quy định pháp luật ATGT, đảm bảo tính mạng cho mình và người khác.

Phan Trang
364 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1386
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1386
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87156604