Số liệu thống kê từ năm 1975 đến nay cho thấy, riêng Quảng Trị có hơn 5.100 người chết và 3.400 người bị thương do tai nạn bom mìn, trong đó 31% nạn nhân là trẻ em.
Bắt đầu từ năm 1996, các tổ chức quốc tế nhân đạo như Cây Hòa Bình Việt Nam, CPI, Roots of Peace, Catholic Relief Services, VVMF, JMU, VAP, Friend of RENEW (Mỹ); tổ chức MAG (Anh), SODI (Đức), NPA (Na Uy)... đã có mặt ở Quảng Trị để hợp tác, khắc phục hậu quả bom mìn. Nhờ vậy, đã có hơn 430.000 vật liệu nổ được tìm thấy và phá hủy an toàn, hơn 11.000ha đất được rà phá sạch rồi trả lại cho người dân canh tác. Đặc biệt, số nạn nhân bom mìn giảm dần, từ 70 nạn nhân mỗi năm giai đoạn 2001-2005, đến giai đoạn 2010-2015 chỉ còn 10 nạn nhân.
Việc thực hiện rà phá, xử lý những loại vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Quảng Trị rất khó khăn. Nhân viên của các dự án dù được trang bị kiến thức, kỹ năng, đồ bảo hộ để thực hiện nhiệm vụ, nhưng việc đối mặt với “tử thần” hàng giờ vẫn tiềm ẩn nguy hiểm.
Dưới đây là chùm ảnh nhân viên dự án Renew và NPA xử vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh. Công việc của họ không hề đơn giản, dù “tử thần” đã chôn vùi dưới đất hàng chục năm, nhưng khi được đánh thức vẫn còn nguyên sức tàn phá khủng khiếp.
|
Sau khi hố nổ được gia cố, vật liệu nổ mới được chuyển đến. Lần này là quả bom M177 của Mỹ sản xuất có trọng lượng 340kg. Loại bom “tử thần” có sức sát thương khủng khiếp, nên chuyên gia nước ngoài cũng có mặt ở hiện trường để hướng dẫn xử lý. |
|
Sau khi quả bom được đặt xuống hố, kíp nổ được chất lên trên cùng các bao cát và lấp nhiều cát xung quanh. |
|
Các nhân viên được giao nhiệm vụ đi cảnh giới, thông báo cho người dân xung quanh biết sắp có vụ hủy bom. |
|
Cát, khói tung lên trời, chiếm một khoảng không lớn. |
|
Dù đã được gia cố xung quanh bằng 1.000 bao cát dưới hố sâu, nhưng sức sát thương của quả bom vẫn tạo thành một hố lớn. |