Danh mục loài cây trồng chính 

(Chinhphu.vn) – Thay vì đậu tương và lạc, bên cạnh lúa, ngô thì cà phê, cam, bưởi, chuối đã có mặt trong Danh mục loài cây trồng chính vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

 

Cà phê được đưa vào Danh mục loài cây trồng chính

Danh mục loài cây trồng chính được rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp với từng thời kỳ phát triển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các chỉ tiêu để lựa chọn cây trồng chính, bao gồm: Diện tích, sản lượng, giá trị xuất khẩu, số giống của loài cây trồng đã được công nhận, số đơn vị đang sản xuất, kinh doanh giống cây trồng…

Cây lúa là cây lương thực có vai trò quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Lúa có diện tích gieo trồng và cho sản lượng lớn. Năm 2018, diện tích lúa đạt 7,57 triệu ha; sản lượng 43,98 triệu tấn. Xuất khẩu gạo ước đạt 3,03 tỷ USD. Số giống lúa đã được công nhận là 305 giống.

Cây ngô là cây lương thực quan trọng sau cây lúa, làm thức ăn cho người và cung cấp nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngô cũng có diện tích gieo trồng và cho sản lượng lớn. Trong năm 2018, diện tích ngô đạt 1,04 triệu ha, sản lượng 4,91 triệu tấn. Số giống ngô đã được công nhận là 140 giống.

Cà phê là loài cây trồng có giá trị kinh tế, hiện đang là sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia theo Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT. Diện tích, sản lượng cà phê lớn và ổn định trong nhiều năm qua. Trong năm 2018, diện tích cà phê đạt 687,2 nghìn ha; sản lượng 1,63 triệu tấn; giá trị xuất khẩu 3,52 tỷ USD. Cây cà phê cần được phát triển để tăng thu nhập cho người dân và đóng góp nhiều hơn nữa vào giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Số giống cà phê đã được công nhận là 16 giống.

Cây cam, cây bười là cây có múi, thuộc nhóm cây ăn quả đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây, đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị xuất khẩu của ngành. Cam và bưởi cũng là sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia theo Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT (nhóm rau quả). Diện tích, sản lượng cam và bưởi tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong năm 2018, diện tích cam đạt 94,4 nghìn ha (tăng khoảng 7 nghìn ha so với năm 2017); sản lượng đạt 868,2 nghìn tấn (tăng 12,6% so với năm 2017); diện tích bưởi đạt 79,9 nghìn ha (tăng khoảng 8 nghìn ha so với năm 2017) và sản lượng đạt 624,9 nghìn tấn (tăng 9,1% so với năm 2017). Cây cam và cây bưởi cần được phát triển để tăng thu nhập cho người dân và đóng góp nhiều hơn nữa vào giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Ở nước ta chuối cũng là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích lớn trên 100 nghìn ha, chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn.

Tuệ Văn

698 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 640
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 640
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 84634633