Đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở phải lấy ý kiến đoàn viên 

Đại hội XII Công đoàn Việt Nam xác định đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn để thích ứng với tình hình và bối cảnh mới khi Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về lao động và công đoàn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề có tính cấp bách, chiến lược.

Đổi mới tổ chức và hoạt động có đáp ứng được tình hình mới hay không là phải từ cấp công đoàn cơ sở (CĐCS), nơi trực tiếp quan hệ với đoàn viên và người lao động, triển khai thực hiện nhiệm vụ hoạt động công đoàn, khẳng định CĐCS là cấp quan trọng, nền tảng của hệ thống tổ chức công đoàn theo mô hình 4 cấp hiện nay. Điều lệ Đại hội XII Công đoàn qui định rõ nhiệm vụ của CĐCS là nơi trực tiếp tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của nhà nước; đại diện cho người lao động thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể, phối hợp thực hiện qui chế dân chủ; kiểm tra, giám sát việc thi hành chế độ, chính sách, pháp luật với người lao động; tập hợp nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; tổ chức phong trào thi đua, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh…; trong đó vai trò thực hiện chức năng đại diện cho đoàn viên, người lao động trong thực hiện quan hệ lao động tại cơ sở được đặt lên hàng đầu.

Xác định tầm quan trọng và có tính quyết định trong đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đặt ra giải pháp hành động “Lấy công đoàn cơ sở làm địa bàn hoạt động; lấy đoàn viên làm đối tượng vận động”, lấy bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động là điểm then chốt để tập hợp, thu hút đông đảo người lao động gia nhập tổ chức công đoàn; làm cho đoàn viên và người lao động luôn gắn bó, ủng hộ và tin tưởng vào tổ chức công đoàn. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng hoạt động CĐCS phải lấy ý kiến đoàn viên, người lao động, tự họ đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức đại diện của mình bầu ra.

 Với sự đổi mới tích cực và đồng bộ, ngày 14/8/2019, Tổng Liên đoàn Lao động đã ban hành Hướng dẫn số 1294/HD-TLĐ về đánh giá, xếp loại chất lượng CĐCS hàng năm. Mục đích của đánh giá, xếp loại CĐCS là kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ CĐCS nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế khuyết điểm, tiêp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động CĐCS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, xây dựng CĐCS vững mạnh; làm cơ sở bình xét thi đua, khen thưởng để tôn vinh những CĐCS tiêu biểu, xuất sắc. Việc đánh giá, xếp loại CĐCS hàng năm phải công khai, lấy ý kiến đoàn viên trước khi ban chấp hành CĐCS tự đánh giá, xếp loại và đề nghị công đoàn cấp trên công nhận kết quả. Tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐCS lần này đã gắn trách nhiệm CĐCS với đoàn viên, người lao động; vì vậy, tiêu chí  đầu tiên  là lấy việc thực hiện đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và tham gia quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát… sau đó mới lần lượt các tiêu chí tiếp theo là xây dựng tổ chức công đoàn; công tác tuyên truyền giáo dục và các hoạt động khác. Xếp loại, đánh giá chất lượng CĐCS hàng năm lần này cũng phân định rõ tiêu chí cho từng loại hình CĐCS để phù hợp với đặc thù hoạt động của các loại hình CĐCS và đối tượng tập hợp đoàn viên, người lao động;  trong đó cơ bản qui định các loại hình sau: (1) CĐCS các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức chính trị, đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập; (2) CĐCS trong các doanh nghiệp nhà nước; (3) CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp dân lập; (4) CĐCS trong các HTX và liên hiệp HTX; (5) Nghiệp đoàn. Hình thức xếp loại theo 4 loại: CĐCS hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; CĐCS hoàn thành tốt nhiệm vụ; CĐCS hoàn thành nhiệm vụ; CĐCS không hoàn thành nhiệm vụ.

Tiêu chí đánh giá, xếp loại CĐCS là những nội dung cốt lõi hoạt động tại cơ sở.  Công đoàn cấp trên với tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn và phục vụ cơ sở phải gần gủi và trực tiếp cùng với ban chấp hành CĐCS để thực hiện nhiệm vụ đem đến lợi ích cho đoàn viên để khi công nhận việc đánh giá, xếp loại CĐCS do mình chỉ đạo thì đúng với việc nhận xét, đánh giá của đoàn viên, người lao động tại cơ sở. Làm được như vậy, thì hoạt động công đoàn mới thực sự đổi mới, tất cả các cấp công đoàn phải vì đoàn viên, người lao động  và đoàn viên, người lao động mới gắn bó với tổ chức công đoàn.

                                                                                                           Nguyễn Đăng Bảo-Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh

 

1453 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 324
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 324
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87650831