|
Ông Jens H. Wohlthat Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần PVI Holdings. Ảnh VGP/Thành Chung |
Công ty HDI Global SE – doanh nghiệp do Tập đoàn Bảo hiểm Talanx (Đức) sở hữu 100% vốn điều lệ hiện đang nắm giữ cổ phần chi phối tại PVI Holdings (công ty nắm giữ 100% cổ phần Bảo hiểm PVI). HDI muốn thông qua Bảo hiểm PVI để phát triển mảng Bảo hiểm gốc tại Đông Nam Á. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Jens H. Wohlthat Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần PVI Holdings, thành viên Ban Điều hành HDI Global SE xung quanh vấn đề này.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển tốt
Lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhất cho PVI là từ kinh doanh tài chính chứ không phải là bảo hiểm, chiến lược tới đây, HDI và PVI có kế hoạch như thế nào để lĩnh vực cốt lõi bảo hiểm sẽ đóng góp nhiều hơn lĩnh vực tài chính, thưa ông?
Ông Jens H. Wohlthat: Với tình hình tài chính ở Việt Nam, phần lớn doanh thu và hiệu quả từ đầu tư tài chính, nhà bảo hiểm nhận tiền phí bảo hiểm vào đầu năm hoặc đầu hợp đồng, trong khi đó tổn thất và bồi thường tổn thất sẽ tới sau một thời gian vì vậy, nhà bảo hiểm sẽ dùng số tiền có sẵn để đầu tư và gửi ngân hàng trong thời điểm đó để hưởng lãi đầu tư. Đó là hoạt động của tất cả các nhà đầu tư bảo hiểm.
Về ngành bảo hiểm, chúng tôi xác định, một nhà bảo hiểm có thành công hay không thì dựa vào KPI (chỉ số đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc). KPI dành cho lĩnh vực bảo hiểm là tỷ lệ kết hợp. Trong vai trò là cổ đông và nhà đầu tư, chúng tôi đánh giá rất cao tỷ lệ kết hợp tại PVI, con số kết hợp này là 93%, riêng về dịch vụ bảo hiểm, ví dụ mỗi 100 đồng chúng tôi thu về sẽ lãi 7 đồng, đó là riêng về dịch vụ bảo hiểm chưa nói tới dịch vụ tài chính, đương nhiên phần lãi thêm là từ số tiền đầu tư tài chính, từ số tiền đã có để đầu tư.
Trong một môi trường đầu tư với lãi suất bình quân hơn 8% có một tỷ lệ kết hợp như trên là rất là tốt, trong khi bên châu Âu lãi suất bình quân là 0%, thành công về bảo hiểm trên là thành công đáng kể chứ không hề nhỏ so với môi trường khác.
Dĩ nhiên trong môi trường bảo hiểm cần so sánh đối tác khác ở Việt Nam, có những đối tác tỷ lệ kết hợp trên 100%, tức là không hiệu quả, họ cần lãi tài chính để bù đắp lỗ của mảng bảo hiểm.
Vậy ông đánh giá như thế nào về thị trường bảo hiểm ở Việt Nam trong tương lai?
Ông Jens H. Wohlthat: Về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, chúng ta ghi nhận ở thời điểm hiện tại những nhà bảo hiểm đứng đầu là những các nhà bảo hiểm trong nước và ngược lại trong thị trường bảo hiểm nhân thọ thì nhà bảo hiểm nước ngoài lại đứng đầu ở thị trường Việt Nam.
Một điều ở đây cần ghi nhận là thị trường bảo hiểm ở Việt Nam đang rất phát triển, chúng ta có thể có khó khăn và thách thức trong ngắn hạn nhưng về tầm nhìn lâu dài thì lĩnh vực bảo hiểm có sự phát triển tốt.
Chúng tôi - HDI với Tổng công ty nằm ở Đức ở thị trường không tăng trưởng nữa nên phải đi tới các thị trường khác. Việt Nam cũng như thị trường Đông Nam Á sẽ phát triển tốt hơn so với toàn cầu trong những năm tiếp theo. Trong khi đó, so sánh với thị trường Đông Nam Á thì thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng cao hơn so với các thị trường còn lại. Tất nhiên, ngược lại thị trường Việt Nam có khó khăn là tính cạnh tranh rất cao.
Chúng tôi cho rằng phát triển bền vững sẽ tự tạo ra trong thị trường cạnh tranh, vì vậy nhiều khi mọi người phàn nàn là tình hình cạnh tranh cao quá, tôi thường nói rằng chúng ta nên vui vì điều đó có nghĩa là thị trường như thế sẽ tốt và chúng ta phải thắng ở thị trường đó. HDI đã quen với sự cạnh tranh khó khăn này nhưng cũng ghi nhận tại PVI đội ngũ nhân viên đã bắt đầu làm quen và biết cách làm sao cho có hiệu quả hơn. Trong một môi trường cạnh tranh, nếu làm đúng theo luật, theo sự chỉ đạo của Chính phủ thì các công ty, cá nhân mua bảo hiểm sẽ được hưởng tỷ lệ phí và chất lượng dịch vụ tốt hơn.
Chúng tôi thích Việt Nam vì đây là thị trường đang phát triển, cạnh tranh, có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và thay vì thành lập một công ty mới chúng tôi đầu tư vốn vào một công ty bảo hiểm đã có kinh nghiệm và đứng đầu thị trường Việt Nam như PVI.
Toàn cầu đang lo lắng trước dịch virus COVID-19, Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch này, theo ông, đây là cơ hội hay thách thức với các doanh nghiệp bảo hiểm như PVI?
Ông Jens H. Wohlthat: Cá nhân tôi cho rằng, dù Việt Nam có đường biên giới dài với Trung Quốc nhưng thời điểm hiện tại chúng ta thấy Việt Nam đã làm rất tốt trong đợt dịch này. Tuy nhiên, chúng ta có thể sẽ có ảnh hưởng ngắn hạn nào đó ở thị trường Việt Nam. Về trung hạn thì không có ảnh hưởng nhiều tại thị trường bảo hiểm Việt Nam. Việt Nam cũng như nền kinh tế toàn cầu lệ thuộc nhiều vào ứng xử của Trung Quốc trong việc giảm thiểu thiệt hại từ dịch.
Chúng tôi cũng xác định ở PVI đã chuẩn bị cho những tình huống không mong đợi có thể xảy ra, nên sẽ chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn còn trung và dài hạn thì không ảnh hưởng.
Đưa PVI ra thị trường Đông Nam Á
Phần lớn thị phần bảo hiểm phi nhân thọ hiện đang do các công ty Việt Nam nắm giữ, vậy thời gian tới, chiến lược của PVI như thế nào?
Ông Jens H. Wohlthat: Về thị phần bảo hiểm hiện nay, PVI đang nắm giữ là 15% thị trường, đây là tỷ lệ chúng tôi ghi nhận là đầy đủ để bảo vệ sự hiện diện của PVI tại Việt Nam. Là nhà đầu tư chúng tôi mong muốn tỷ lệ tăng lên, nhưng điều cần thiết hơn cả là tính hiệu quả ở thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tức là tỷ lệ kết hợp thấp nhất có thể. Bảo hiểm công nghiệp thì chúng tôi đứng đầu tuyệt đối, đây là điều quan trọng chúng tôi cần giữ để có ảnh hưởng nào đó trên thị trường phi nhân thọ.
Nhiều thị trường họ quá quan tâm tới tỷ lệ thị phần họ nắm hơn là tính hiệu quả. Tôi nhớ lại cách đây vài năm trước đa số xe chạy ngoài đường là xe mới, những xe đó cần bảo hiểm. Thời điểm ấy chúng tôi phải có thị trường từ những chiếc xe này, khi đã qua thời điểm đó thì phải củng cố lại để giữ được thị trường bằng cách tăng hiệu quả và bảo hiểm PVI làm rất tốt việc này. Tùy từng thời điểm chúng ta giữ thị trường hay tăng hiệu quả thị trường. Tất nhiên tăng được thị trường thì tốt nhưng không giữ được hiệu quả thì không tốt.
Vừa nãy ông chỉ ra những điểm mà ông thích ở thị trường Việt Nam, vậy những thách thức nào ở thị trường này? Và điều gì làm nên sự khác biệt của PVI với các doanh nghiệp bảo hiểm khác?
Ông Jens H. Wohlthat: Điểm thứ nhất, Bảo hiểm PVI với các hãng bảo hiểm khác là tỷ lệ kết hợp tốt hơn nhiều, thành công này là do công việc việc hiệu quả hơn các nhà bảo hiểm khác, hiệu quả hơn trong chi phí quản lý góp phần cho doanh thu hiệu quả hơn.
Riêng về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ cá nhân, bảo hiểm xe cơ giới khác biệt là làm sao giảm tỉ lệ tổn thất, giảm thiểu trục lợi trong chi phí tổn thất. Đó là điểm mà nhiều nhà bảo hiểm không muốn nói tới. Nhưng thành công ở Bảo hiểm PVI là giảm thiểu tối đa tỷ lệ tổn thất xe cơ giới với việc thành lập 2 trung tâm chăm sóc khách hàng, mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn, trả tiền nhanh cho khách hàng và đã giảm thiểu rất nhiều vấn đề trục lợi bảo hiểm. Việc trục lợi xe cơ giới không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các thị trường khác, một nhà bảo hiểm thành công là giảm bớt trục lợi, bồi thường tổn thất tập trung thì sẽ trả quyền lợi cho khách hàng bằng cách trả tiền bồi thường nhanh hơn và đúng đắn hơn cho khách hàng.
Một điều nữa, chúng tôi ghi nhận được là phần lớn cán bộ nhân viên PVI hãnh diện với sự cống hiến của họ, họ đang máu lửa cống hiến cho PVI. Chúng tôi bảo vệ môi trường làm việc cho mọi người, tạo môi trường minh bạch cho những nhân viên phát triển với mức lương thưởng xứng đáng để có kết quả tốt.
Hơn 10 năm làm việc tại Việt Nam, đó là lộ trình mà chúng tôi học hỏi được rất nhiều và chưa chấm dứt bất kể hợp đồng với nhân viên nào. Với vai trò cổ đông nắm quyền chi phối, chúng tôi muốn cán bộ cán bộ nhân viên tuy làm việc cạnh tranh nhưng phải tuân thủ thị trường Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn PVI làm đầu tàu cho sự phát triển ở thị trường ở Đông Nam Á, tạo điều kiện cho PVI phát triển ra nước ngoài. Một trong những mục tiêu khi làm Chủ tịch PVI đó là phải tạo điều kiện cho PVI phát triển ra thị trường trường Đông Nam Á, nếu không phát triển thành công thì đó là tồn tại của tôi. Tôi đặt ra mục tiêu cho mình như vậy. Tức là thành công của tôi có hay không là phụ thuộc vào mục tiêu này.
Cảm ơn ông!
Thành Chung