Đại biểu Quốc hội kiến nghị các vấn đề về nông nghiệp 

(Chinhphu.vn) - Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, thảo luận tại nghị trường, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề khoán bảo vệ rừng và Quỹ Phòng chống thiên tai.
 
Đại biểu Quốc hội kiến nghị các vấn đề về nông nghiệp- Ảnh 1.

Bộ NN&PTNT đang trình sửa Nghị định 156 liên quan đến thay đổi tư duy, thể chế, nguồn lực bảo vệ và phát triển rừng - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Quốc Khánh, (tỉnh Lai Châu) thông tin, theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, ban hành năm 2015, mức tiền khoán bảo vệ rừng là 400 nghìn đồng/ha/năm. "Tại thời điểm hiện nay, mức hỗ trợ này rất thấp và người dân không mặn mà", đại biểu Hoàng Quốc Khánh khẳng định.

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh cho rằng các diện tích rừng được giao bảo vệ chủ yếu nằm ở các địa bàn xa xôi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (định mức không quá 30ha/hộ), gây ra những khó khăn trong công tác bảo vệ, chăm sóc. 

Tại các khu vực này chủ yếu là đất rừng phòng hộ, một phần là đất rừng sản xuất, diện tích đất để tăng gia sản xuất còn rất ít, vì hầu hết đã đưa vào khoanh nuôi tái sinh, trong khi mức hỗ trợ bảo vệ rừng không đảm bảo tối thiểu đời sống người dân, tình trạng phá rừng phòng hộ rất khó kiểm soát.

Ngoài ra, việc Nghị định được ban hành từ năm 2015 nên hiện nay đã không còn phù hợp, do đó kiến nghị Chính phủ rà soát, đánh giá lại và có những điều chỉnh cho phù hợp.

"Theo các kiến nghị của cử tri và địa phương, mức khoán này phải nâng lên ít nhất là 1 triệu đồng/ha/năm, hoặc tốt hơn nữa là 1,5 - 2 triệu đồng/ha/năm để có thể đảm bảo được công tác bảo vệ rừng, chống phá rừng", đại biểu Hoàng Quốc Khánh kiến nghị trước Quốc hội.

Cũng liên quan vấn đề này, đại biểu Chu Thị Hồng Thái, tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc nâng mức khoán bảo vệ rừng ghi nhận được 69 lượt kiến nghị của 32 tỉnh, thành phố. Theo đại biểu Chu Thị Hồng Thái, vấn đề này đã được nêu ra từ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, điều đó cho thấy đây là vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng trên toàn quốc.

Hiện nay, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP đã hết hạn đại biểu Chu Thị Hồng Thái nói Bộ NN&PTNT đã trình Chính phủ dự thảo nghị định thay thế nên đại biểu và cử tri rất mong muốn nhận được thông tin về thời điểm ban hành văn bản thay thế.

Theo sự phân công của lãnh đạo Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã làm rõ hơn những vấn đề mà đại biểu nêu trong phiên họp chiều 23/5. Trước tiên, Bộ trưởng cho biết sẽ có cuộc làm việc cùng các đại biểu Quốc hội, sẵn sàng cùng thảo luận các vấn đề liên quan đến ngành mà các đại biểu quan tâm.

"Dù là vấn đề nhỏ hay lớn đều tác động đến tình hình kinh tế - xã hội và bà con cử tri rất cần tiếng nói chính thức", Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.

Về khoán bảo vệ rừng và một số vấn đề về rừng, lâm nghiệp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết Bộ đã dành gần 2 năm để sửa Nghị định 156 liên quan đến thay đổi tư duy, thể chế, nguồn lực bảo vệ và phát triển rừng.

Theo người đứng đầu ngành NN&PTNT, đến nay, Bộ đã trình dự thảo cuối cùng đến Thủ tướng Chính phủ và ông cũng cho biết thêm vấn đề không chỉ là nâng mức khoán kinh phí bảo vệ rừng.

Theo đó, những điều chỉnh sẽ mang tính tổng thể, bao gồm Đề án phát huy giá trị, đa dạng hệ sinh thái rừng… để làm du lịch dưới tán rừng, thuê dịch vụ môi trường rừng… để tạo nguồn lực mới, tạo sinh kế mới cho những người giữ rừng.

"Có như vậy thì cộng đồng bảo vệ rừng, bà con dưới tán rừng sẽ có sự thay đổi cách tiếp cận", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định và bày tỏ mong muốn các địa phương nhìn rừng không chỉ là những giá trị riêng lẻ mà tích hợp đa tầng giá trị, khi đó cộng đồng người giữ rừng sẽ có không gian việc làm, sinh kế, thu nhập tăng thêm.

Về Quỹ phòng chống thiên tai, Bộ trưởng cho biết, Bộ đã dự thảo Tờ trình để sửa đổi Nghị định 78 liên quan đến Quỹ phòng chống thiên tai. Tuy nhiên còn có bất cập về loại hình là đơn vị sự nghiệp hay công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm cổ phần thì theo quy định của Luật Ngân sách có nhiều loại hình, Bộ còn có lúng túng và còn ý kiến khác nhau giữa các bộ ngành. Bởi liên quan đến mô hình thì liên quan đến tổ chức, bộ máy vận hành và bố trí nhân lực, người đứng đầu. Đến nay Bộ đã trình xong, tuy có chậm như đại biểu đã phản ánh nhưng do có khó khăn do mô hình của Quỹ. Bên cạnh đó còn có Quỹ về cộng đồng phòng chống thiên tai, thì cách tiếp cận phục vụ cho xã hội nên kết hợp giữa các Quỹ.

Tuy nhiên, còn có bất cập về loại hình là đơn vị sự nghiệp hay công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm cổ phần thì theo quy định của Luật Ngân sách có nhiều loại hình và còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành. Nguyên nhân là do liên quan đến mô hình thì liên quan đến tổ chức, bộ máy vận hành và bố trí nhân lực, người đứng đầu.

Đỗ Hương

105 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1300
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1300
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87145892