Đã huy động 45 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua Kho bạc Nhà nước 

(ĐCSVN) – Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước (KBNN), ước đến hết tháng 4/2022, KBNN đã huy động khoảng 45.000 tỷ đồng, trong đó, 100% thực hiện theo phương thức đấu thầu, kỳ hạn từ 5 – 30 năm.​

 

 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P)

Theo KBNN, mặc dù chịu tác động của dịch bệnh COVID-19 và những bất lợi từ thị trường thế giới (căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine; giá xăng dầu, nguyên vật liệu tăng mạnh; mức lãi suất trên thị trường thế giới và trong nước tăng cao,…), đơn vị vẫn luôn bám sát diễn biến tình hình thị trường, triển khai các giải pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách trung ương, tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu chính phủ, tiết kiệm chi phí trả lãi cho ngân sách nhà nước.

Đồng thời, KBNN góp phần tích cực trong việc xây dựng thị trường trái phiếu chính phủ trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho ngân sách nhà nước và là thị trường tham chiếu cho các thị trường vốn dài hạn khác.

Kỳ hạn trái phiếu chính phủ phát hành bình quân là 15,74 năm, lãi suất phát hành bình quân 2,39%/năm, kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục trái phiếu chính phủ là 9,29 năm, phù hợp với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 và Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Cùng với đó, thời gian qua, KBNN đã thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống; tổ chức dự báo luồng tiền vào, ra của ngân quỹ nhà nước hàng tháng, quý, năm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Trên cơ sở đó, KBNN đã trình Bộ Tài chính phương án điều hành ngân quỹ nhà nước theo hướng an toàn, chủ động, minh bạch, hiệu quả, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước và các đơn vị có giao dịch với KBNN bằng nội tệ và ngoại tệ, kể cả những ngày cuối năm, trước Tết Nguyên đán, phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, an sinh xã hội.

Tại những thời điểm ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, KBNN gửi có kỳ hạn số ngân quỹ này tại các ngân hàng thương mại, mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ theo phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất, bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời gắn kết quản lý ngân quỹ, quản lý ngân sách với quản lý nợ; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà nước./.

 
M.P
256 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 991
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 991
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87202666