Cựu lính đặc công hơn chục năm “đi xin” chế độ 

(Dân Việt) Trở về từ chiến trường Quảng Trị đầy “máu lửa”, cựu binh Đinh Văn Có nhiều năm qua đã phải làm đơn và đi “gõ cửa” các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết cho ông được hưởng chế độ người bị nhiễm chất độc da cam.

Bị thương, hứng chịu chất độc...

Ông Đinh Văn Có đang sống tại bản Cà, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Theo lời ông Có, tháng 4.1968, ông lên đường nhập ngũ, khi vừa tròn 18 tuổi. Từ cuối năm 1968 đến năm 1974, ông đã cùng đồng đội tham gia rất nhiều trận đánh nổi tiếng ở chiến trường Quảng Trị, lập được nhiều chiến công. Tháng 4.1970, ông Có được kết nạp Đảng tại chi bộ C11, K10 thuộc Đảng bộ Quảng Trị...

 cuu linh dac cong hon  chuc nam “di xin” che do hinh anh 1

Ông Đinh Văn Có chăm sóc ao cá của gia đình. Ảnh: V.C  

"Tôi đã được công nhận là thương binh hạng 4/4 từ năm 1995. Riêng về chế độ nạn nhân chất độc hóa học thì đến nay vẫn chưa được hưởng. Thấy các đồng chí, đồng đội cùng đi chiến đấu đã được hưởng chế độ mà mình thì mãi chả được, cũng tủi thân...”.

Ông Đinh Văn Có

Tháng 8.1970, trong trận đánh tại Cầu Dài thuộc huyện Hải Lăng (Quảng Trị), ông Có bị thương, nhiều mảnh đạn găm trúng người. Sau đó ông phải trải qua mấy lần phẫu thuật để lấy mảnh đạn ra khỏi cơ thể. Đến bây giờ trên cơ thể ông vẫn còn 2 mảnh đạn.

Trong những năm tháng ấy, ông Có và nhiều đồng đội phải hứng chịu thứ chất lỏng màu trắng ghê rợn của kẻ địch. “Ngày đó, từ trên những chiếc máy bay của địch phun xuống thứ chất lỏng màu trắng như mưa rào. Tôi cùng các đồng đội phải trùm áo mưa kín đầu, thậm chí phải làm ướt khăn mặt bằng nước tiểu của chính mình, rồi phủ kín mặt mũi, tránh hít phải khí độc... Sau này mới biết nó là chất độc da cam với những độc tố và hậu quả khủng khiếp” – ông Có nhớ lại.

Mùa xuân năm 1974, ông Có được phục viên, trở về quê nhà và lập gia đình  với bà Hà Thị Lọt – người phụ nữ dân tộc Mường đảm đang, tháo vát. Tuy nhiên, số phận lại không mỉm cười với cặp vợ chồng hòa thuận này, thai nhi chết ngay trong bụng mẹ khi mới được vài tháng.

5 lần sinh nở sau đó, mẹ con bà Lọt đều mẹ tròn, con vuông. “Không biết, các con tôi có bị ảnh hưởng di chứng chất độc hóa học do di truyền từ bố hay không mà trí não của chúng đều bị ảnh hưởng. Cả 5 đứa đều học “không trôi” lớp 1 vì không thể nhớ nổi con chữ” – ông Có nghẹn lòng cho hay.

Cơ quan chức năng nói gì?

 

 cuu linh dac cong hon  chuc nam “di xin” che do hinh anh 2

 cuu linh dac cong hon  chuc nam “di xin” che do hinh anh 3

Nghĩ mình bị ảnh hưởng chất độc da cam trong thời gian chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị và di truyền tới các con, ông Có đã làm đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Trao đổi với phóng viên, ông Hà Văn Nghiêm – Trưởng phòng LĐTBXH huyện Phù Yên, cho biết: Tháng 5.2017, phòng nhận được hồ sơ đề nghị xem xét, giải quyết chế độ nạn nhân chất độc hóa học của ông Đinh Văn Có. “Qua kiểm tra, chúng tôi thấy ông Có không đủ các giấy tờ theo luật định nên phòng chưa thể gửi hồ sơ lên Sở LĐTBXH tỉnh Sơn La giải quyết. Cụ thể, ông Có không có giấy chứng nhận bệnh thần kinh ngoại biên được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 30.4.1975 nên không đủ cơ sở để giải quyết” - ông Nghiêm cho hay.

“Ông Có trong lúc lao động đã nhiều lần đột nhiên ngã ra ruộng, người co giật. Hoàn cảnh ông Có rất khó khăn, thân mang nhiều vết thương, suốt ngày đau ốm,  5 người con bị thiểu năng trí tuệ, đều không học qua nổi lớp 1. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng xem xét để ông Có được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình” - ông Hà Văn Nước – Chi hội trưởng Chi Hội Cựu chiến binh bản Cà, cho hay.

597 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 936
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 936
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87183254