Cuộc chiến tỷ USD giành quyền đăng cai giải đua F1 

Thái Lan và Hàn Quốc đã nộp hồ sơ đăng cai, trong khi Ấn Độ, Rwanda cùng nhiều quốc gia khác đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm giành suất trong lịch đua F1.

Câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay là quốc gia nào sẽ giành được quyền tổ chức Giải đua công thức 1 (F1) năm 2026?

Hiện nay, có bốn quốc gia đã có đường đua đang cạnh tranh để gia hạn hợp đồng đăng cai giải đua F1.

Thái Lan và Hàn Quốc đã nộp hồ sơ đăng cai, trong khi Ấn Độ, Rwanda cùng nhiều quốc gia khác đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm giành suất trong lịch đua F1.

Cuộc đua giành quyền đăng cai này đã trở nên căng thẳng đến mức các đề xuất không chỉ còn là vấn đề thể thao đơn thuần.

Giám đốc điều hành của F1, ông Stefano Domenicali, đã chia sẻ với hãng CNBC rằng ông nhận được rất nhiều cuộc gọi từ các các chính phủ thực sự muốn đăng cai giải đua này. Động thái này cho thấy việc đăng cai tổ chức F1 đóng vai trò quan trọng với nhiều quốc gia.

Thậm chí, đối với các quốc gia có thể mất suất tổ chức, đây lại trở thành vấn đề nghiêm trọng. Giải đua F1 tại Bỉ mỗi năm đóng góp khoảng 248 triệu USD cho nền kinh tế nước này. Vì vậy, khi Thủ tướng Bỉ gửi thư cho ông Domenicali vào cuối năm 2023 để vận động gia hạn hợp đồng sau năm 2025.

Trong khi đó, các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông coi F1 là một phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế. Do đó, các nước này đã đầu tư số tiền khổng lồ để giành quyền tổ chức.

Abu Dhabi, nơi tổ chức giải đua F1 đầu tiên vào năm 2009, đã chi 40 tỷ USD để xây dựng một đảo nhân tạo phục vụ cho giải đua này.

Ông Saif Rashid Al Noaimi, Giám đốc điều hành công ty quản lý đảo nhân tạo trên, cho biết trong năm 2023, hòn đảo này đã đón tới 34 triệu du khách.

Saudi Arabia, quốc gia cân nhắc mua lại F1, cũng tận dụng các hoạt động thể thao để nâng cao sức hút cho ngành du lịch.

Một khảo sát của YouGov thực hiện vào năm 2023 cho thấy, người hâm mộ đua xe ở Mỹ có khả năng đến Saudi Arabia gấp đôi so với những người Mỹ khác.

Ông Robin Fenwick, Giám đốc điều hành công ty tiếp thị thể thao Right Formula, lưu ý F1 không chỉ giới thiệu giải đua, mà còn giới thiệu cả thành phố. Điều này sẽ tác động tích cực đến kinh tế địa phương cũng như tạo được di sản lâu dài.

Monaco là một ví dụ. Ông Guy Antognelli, một quan chức cấp cao phụ trách du lịch của Monaco, cho biết một số cửa hàng tại nước này có thể kiếm được gần ba tháng thu nhập chỉ trong bốn ngày.

Để tiếp tục phát triển, giải đua F1 sẽ cần phải giữ được sự cân bằng giữa việc thu hút khán giả mới và duy trì người hâm mộ truyền thống.

Điều này không chỉ đòi hỏi F1 phải suy nghĩ kỹ càng về những trải nghiệm mới mà họ muốn mang đến cho người hâm mộ, mà còn là việc quyết định sự kiện nào sẽ bị loại bỏ khỏi lịch đua.

Dù thích hay không, ảnh hưởng kinh tế ngày càng lớn của F1 có nghĩa là mỗi quyết định sẽ có tác động sâu rộng đến một quốc gia nào đó./.

Tại giải đua F1, Honda hiện đang cung cấp động cơ cho hai đội Red Bull F1 và VCARB, trong khi Alpine cung cấp động cơ cho đội xe của hãng. (Nguồn: Motorsport)

Honda và Alpine bị phạt 1 triệu USD vì vi phạm quy định giải đua F1

Hãng Honda bị phạt 600.000 USD, còn nhà sản xuất Alpine thuộc Renault bị phạt 400.000 USD vì vi phạm các quy định của giải đua Công thức 1 (F1).

(TTXVN/Vietnam+)
8 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Thể thao

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 850
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 850
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87006781