Công trình "đại thủy nông" Quảng Trị bị đe dọa vì tàu thuyền bất chấp lệnh cấm để hút cát 

Không được cấp phép bến thủy nội địa, nhưng Công ty Nguyên Hà vẫn “cố tình” cho tàu, sà lan đậu trước vùng nước cấm để bơm cát lên bãi tập kết tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT đường thủy, đe dọa an toàn công trình đập.

Đập xả tràn Nam Thạch Hãn (hay còn gọi đập Trấm) tại địa phận xã Triệu Thượng (huyện triệu Phong, Quảng Trị) là công trình quan trọng thuộc hệ thống công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn. Công trình “đại thủy nông” này ngăn sông Thạch Hãn để dâng nước vào kênh tưới tiêu cho “vựa lúa” lớn nhất của tỉnh Quảng Trị thuộc 2 huyện Triệu Phong, Hải Lăng và TX. Quảng Trị.

Nhưng năm 2016, dư luận vô cùng bất ngờ và không hiểu vì sao trong phạm vi bảo vệ của công trình này lại xuất hiện một bãi tập kết cát sỏi hoạt động gây nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy và đe dọa đến sự an toàn của đập Trấm .

175701147_2874639599521818_1359695181978833934_n

Tại khu vực đập Trấm xã Triệu Thương (huyện Triệu Phong) hiện tại có 3 địa điểm liền kề nhau được phép hoạt động tập kết cát, sỏi trong đó có 2 vị trí của Công ty Nguyên Hà.

Qua tìm hiểu được biết, ngày 28/4/2016, ông Hà Sỹ Đồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã ký giấy phép số 902/UBND-GP “Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi” cho phép Công ty TNHH MTV Nguyên Hà được tiến hành các hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi. Cụ thể là tập kết cát sỏi tạm thời trong phạm vi bảo vệ tràn xả lũ và vận chuyển cát sỏi trên đập phụ II kết hợp tuyến đường cứu hộ, cứu nạn thuộc hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn .

Kích thước bãi tập kết tạm là 100 x 70m, vị trí cách chân đập phụ I là 80m, tập kết cát sỏi từ cao trình 10,5m trở lên. Đoạn đập phụ II kết hợp tuyến đường cứu hộ, cứu nạn, tải trọng cho phép trên tuyến đường đã được thi công xong theo thiết kế là 12 tấn. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2016 đến 31/12/2034”.

Tuy nhiên, sau 4 năm đi vào hoạt động, ngày 29/6/2020 UBND tỉnh Quảng Trị có công văn số 2851/UBND-TN yêu cầu Công ty Nguyên Hà tạm dừng mọi hoạt động khai thác và ngừng mọi hoạt động tàu thuyền liên quan đến đường thủy nội địa tại khu vực bãi tập kết cát, sỏi đã được cho phép hoạt động trong phạm vị bảo vệ công trình bởi vì vùng nước trước bãi tập kết này thuộc vùng cấm hoạt động tàu thuyền, không được phép hoạt động bến thủy nội địa.

Chỉ vài tháng sau, vào ngày 24/12/2020 cũng chính ông Hà Sỹ Đồng tiếp tục ký công văn số 5943/UBND-TN cho phép đơn vị này hoạt động khai thác và tập kết cát, sỏi. Thời điểm này, để giải quyết vấn đề cấp giấy phép bến thủy nội địa, UBND tỉnh Quảng Trị đồng ý cho phép Công ty Nguyên Hà tiến hành hoạt động tập kết cát, sỏi tại một vị trí mới không thuộc phạm vi bảo vệ công trình và không nằm trong vùng cấm tàu, thuyền, đã cấp được giấy phép bến thủy nội địa.

Tuy nhiên theo phản ánh của người dân, thời gian trở lại đây, dù đã được cấp phép hoạt động một vị trí bến bãi mới và đã có giấy phép bến thủy nội địa nhưng Công ty Nguyên Hà vẫn “cố tình” đưa tàu và sà lan vào khu vực thuộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (vùng nước cấm tàu, thuyền, không cấp được giấy phép bến thủy nội địa) để bơm cát lên bãi tập kết mà trước đó từng bị tạm ngừng. Điều này khiến dư luận vô cùng bức xúc.

175397837_2578214492474779_1919049245403452023_n (1)

Dù nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và thuộc khu vực cấm tàu thuyền hoạt động nhưng công ty Nguyên Hà vẫn "cố tình" cho tàu và sà lan neo đậu để bơm cát lên bãi tập kết.

Có mặt tại vị trí trên, theo quan sát của PV, bãi tập kết cát sỏi của công ty Nguyên Hà nằm trong phạm vị bảo vệ công trình thủy lợi (vị trí cũ – PV) các đơn vị chức năng đã gắn biển báo cấm phương tiện tàu, thuyền đi lại theo phương án của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhưng tại thời điểm đó vẫn có đến 3 chiếc tàu và xà lan “miệt mài” bơm cát lên bãi tập kết. Xung quanh cát được tập kết, chất đống tràn lan.

 

Nói thêm, hiện tại hai bên chân đập Trấm, đã xuất hiện tình trạng sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng.

Người dân nơi đây lo ngại, những sà lan, tàu cát công suất lớn ra vào vùng nước cấm tại bãi tập kết cát sỏi lòng sông của Công ty Nguyên Hà chỉ cách đập tràn 80m, đặc biệt vào mùa mưa, nước sông chảy mạnh, chỉ cần sơ sẩy, đứt dây neo trôi về phía đập tràn thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

175331220_1130526804078328_6610925581314987879_n

175412853_156761663022206_2593113161956997859_n

Công trình đập xả tràn Nam Thạch Hãn đang bị hư hỏng, sạt lở nghiêm trọng.

Trước vấn đề này, trao đổi với Gia đình Việt Nam, ông Lê Ngọc Dũng – Chủ tịch xã Triệu Thượng cho biết, hiện nay tại khu vực đập Trấm, UBND tỉnh đã cấp phép hoạt động cho 3 địa điểm, trong có 1 vị trí nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi cho phép công ty Nguyên Hà sử dụng làm bến bãi và 1 vị trí kết hợp thủy nội địa của công ty Sơn Dũng.

Theo ông Dũng, vào tháng 6/2020, UBND tỉnh ra quyết định tạm dừng hoạt động ở vị trí bến bãi của Công ty Nguyên Hà với lý do dù được cho thuê nhưng không có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. Sau đó, họ khắc phục bằng cách thuê một vị trí khác, và được cấp giấy phép bến thủy nội địa tại ví trí mới.

“Bây giờ bến bãi cũ của công ty Nguyên Hà vẫn được phép tập kết nhưng không được tập kết cát sỏi từ bến thủy lên vì không có giấy phép bến thủy nội địa do nằm trong phạm vi bảo vệ công trình, mà phải tập kết bằng hình thức tăng bo bằng xe ô tô đưa cát từ nơi khác đến”, ông Dũng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, sau khi xem hình ảnh mà PV cung cấp, thì ông Dũng xác định khu vực mà tàu và sà lan đang tiến hành bơm cát lên bãi tập kết của Công ty Nguyên Hà là vị trí nằm trong phạm vị bảo vệ công trình thủy lợi, có nghĩa là khu vực vày không được tập kết bằng hình thức dùng tàu và sà lan để bơm cát lên.

“Vấn đề này thẩm quyền là của cấp trên, còn xã thì giám sát là chủ yếu nhưng quá trình giám sát và để xử lý được thì cũng rất khó vì có 2 bến thủy đó mà tàu thuyền tuyệt đối không cập bến để bơm cũng khó”, ông Dũng cho biết.

Dù được “tạo điều kiện” cấp phép hoạt động tại vị trí mới nhưng Công ty Nguyên Hà vẫn cố tình cho tàu và sà lan công suất lớn vào hoạt động tại khu vực nằm trong phạm vi bảo vệ, đe dọa đến công trình “đại thủy nông” Nam Thạch Hãn.

Sự việc này xin gửi thông tin đến UBND tỉnh Quảng Trị để xử lý sớm, bảo vệ an toàn cho đê điều nhất là khi mùa mưa bão đang đến.

589 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 745
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 745
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87029464