Chẳng hạn như quá trình xây dựng Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 07/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong tình hình mới, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiến hành khảo sát công tác phát triển tổ chức đảng, đảng viên đối với 10 xã thuộc 05 huyện (Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa) và 02 phường thuộc thị xã Quảng Trị gặp khó khăn trong công tác phát triển tổ chức đảng, đảng viên. Qua khảo sát cho thấy, việc kết nạp đảng viên những năm gần đây có xu hướng giảm, cụ thể: năm 2016 kết nạp 2.116 đảng viên; năm 2017 kết nạp 2.065 đảng viên; năm 2018 kết nạp 1.796 đảng viên; năm 2019 kết nạp 1.416 đảng viên; năm 2020 kết nạp 887 đảng viên. Tổng số đảng viên mới kết nạp cả nhiệm kỳ 2015 - 2020 là 8.280 đảng viên, đạt chỉ tiêu đề ra, nhưng năm 2020 chỉ đạt được 59,1% chỉ tiêu kế hoạch; nhiều đảng bộ cơ sở trong năm không phát triển được đảng viên nào, không ít đảng bộ số lượng phát triển đảng viên thấp hơn số đảng viên xin ra khỏi đảng hoặc bị xóa tên. Đây là vấn đề lớn mà các cấp ủy đảng cần quan tâm; đồng thời là cơ sở để Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra 9 nhóm nhiệm vụ tại Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 07/5/2021. Năm 2016, UBKT Tỉnh ủy triển khai đề tài khoa học“Một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tố cáo đảng viên của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tỉnh Quảng Trị”[1]. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong việc giải quyết tố cáo đối với đảng viên, từ đó, đề ra giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tốt thực trạng đơn, thư tố cáo trên địa bàn tỉnh, giúp cấp ủy và UBKT các cấp thực hiện tốt hơn việc giải quyết tố cáo đối với đảng viên; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và tăng cường sức chiến đấu của các tổ chức đảng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường sức chiến đấu của Đảng, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự nhất trí về chính trị và củng cố lòng tin trong Nhân dân. Đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh Quảng Trị”[2] góp phần đánh giá đúng thực trạng về hoạt động giám sát của cấp ủy đảng, UBKT các cấp trong Đảng bộ tỉnh; đề ra các chủ trương, biện pháp đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác giám sát trong Đảng bộ tỉnh trong thời gian đến.
Từ năm 2016 đến nay, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã thực hiện được 7 đề án, đề tài khoa học[3]. Các đề án, đề tài khoa học được triển khai góp phần thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận. Chẳng hạn như Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” là cơ sở để Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 907-QĐ/TU, ngày 29/3/2018 “Quy định trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc tiếp thu, giải quyết kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân sau giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” và Quyết định số 908-QĐ/TU, ngày 29/3/2018 ”Quy định về tổ chức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh”; Đề tài “Tăng cường công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” là cơ sở để các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh; Đề án “Những vấn đề đặt ra đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025” là cơ sở để Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 15/12/2021 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”…..
Thấu suốt quan điểm “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển” trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Quảng Trị xác định con người là nhân tố quyết định; việc phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Quảng Trị là việc làm có ý nghĩa quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Từ năm 2018 đến năm 2020, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã nghiên cứu đề tài khoa học “Phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Quảng Trị trong thời kỳ hội nhập và phát triển”. Từ kết quả nghiên cứu đề tài nói trên đã biên soạn cuốn sách “ Phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Quảng Trị trong thời kỳ hội nhập và phát triển” làm tài liệu nghiên cứu chuyên đề năm 2023 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững quê hương, đất nước”
Có thể nói, hoạt động nghiên cứu khoa học vừa nâng cao chất lượng công tác tham mưu vừa là cách tốt nhất để mỗi cán bộ, công chức các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy tự đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh và phương pháp tiếp cận, giải quyết công việc chất lượng, hiệu quả. Cũng thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, mỗi cán bộ, đảng viên thuộc các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy không những cập nhật những thông tin mới mà còn tiếp cận được những phương pháp, tư duy mới, chủ động, sáng tạo, cải tiến và đổi mới nội dung, phương pháp công tác tham mưu. Trí Ánh
[1] Đề tài được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1079/QĐ-UBND, ngày 25/5/2017.
[2] Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 3351/QĐ-UBND, ngày 26/12/2022.
[3] Đó là: (1) Đề án “Phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2020”; (2) Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội”; (3) Đề tài “Tăng cường công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”; (4) Đề tài “Công giáo Quảng Trị từ 1975 đến nay, thực trạng và giải pháp” đề tài cấp tỉnh này nghiệm thu đạt loại xuất sắc; (5) Đề án về vị trí việc làm và tinh giản biên chế cán bộ công chức theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; (6) Đề án “Những vấn đề đặt ra đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025”; (7) Đề án “Một số giải pháp tăng cường và đổi mới công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2027”.