Công tác gia đình trong thời kỳ hội nhập và phát triển 

“Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưõng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”; gia đình không chỉ là nơi duy trì nòi giống mà còn là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách, là nơi bảo tồn phát huy truyền thống văn hoá và tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Không có gia đình thì cũng không có xã hôị. Mặt khác sự đầm ấm của mỗi gia đình sẽ là cội nguồn của đồng thuận xã hội. Bởi vậy, mà người xưa đã dạy “Nước là một cái nhà lớn, Nhà là một cái nước nhỏ”. Điều đó, có thể suy rộng ra rằng củng cố và nâng cao vai trò gia đình là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững xã hội.

Từ trong lịch sử ngàn năm, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển. Những giá trị tốt đẹp như: Yêu quê hương, đất nước, đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo, bất khuất, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách... đã được các gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp, góp phần tạo nên nét đặc trưng người Việt và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Hơn ai hết, những người làm cha, làm mẹ phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của con trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Nội dung giáo dục trong gia đình bao gồm giáo dục về tình cảm, nền nếp, gia phong; về chuẩn mực trong giao tiếp; về cách ăn mặc, ở, vệ sinh; về lao động tự phục vụ và giúp đỡ gia đình; về cách quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau; về các chuẩn mực hành vi đạo đức; và giáo dục cả định hướng nghề nghiệp cho trẻ. Muốn thực hiện được những nội dung này, các bậc làm cha mẹ cần phải tránh những sai lầm có thể mắc phải trong quá trình giáo dục như: không quan tâm đúng mức hoặc quan tâm quá mức con cái; có những suy nghĩ không lành mạnh, hành động xấu cho trẻ bắt chước làm theo; không khí gia đình nặng nề; cha mẹ không thống nhất về mục đích, phương pháp giáo dục con cái; cha mẹ chưa hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; sử dụng quyền uy của cha mẹ với con cái một cách thái quá, ép buộc con cái làm theo tất cả những chỉ bảo cũng như yêu cầu của cha mẹ, đè nặng lên vai con trẻ vấn đề phải đạt thành tích cao trong học tập. Tất cả những sai lầm đó có thể làm đảo ngược hiệu quả giáo dục của gia đình với trẻ.

 Mới đây, một cơ quan chức năng đã phân tích 7.861 có đối tượng phạm tội là người chưa thành niên cho thấy đại đa số các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội ở trong hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, có bố hoặc mẹ đã vi phạm pháp luật hình sự, là người nghiện ma túy, cơ bạc, nghiện rượu… trong gia đình thường xuyên có các hành vi bạo lực. Một số ít do cha mẹ không nhận thức rõ, không giáo dục, quản lý người chưa thành niên phù hợp, phó mặc con cái cho nhà trường… Một số gia đình thiếu quan tâm, để trẻ lang thang hoặc quá nuông chiều không định hướng để người chưa thành niên tiếp xúc với môi trường không lành mạnh như quan hệ với đối tượng xấu, tiếp xúc với văn hóa phẩm đồ trụy, bạo lực… không định hướng về nhận thức về pháp luật và vi phạm pháp luật cho người chưa thành niên dẫn đến tình trạng người chưa thành niên thiếu hiểu biết, coi thường và vi phạm pháp luật.

       Thiết nghĩ, để công tác gia đình trong thời kỳ hội nhập hoàn thành sứ mệnh của mình vấn đề quan trọng nhất là: Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình; xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững đất nước. Gia đình là đối tượng tác động, thực hiện và thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan trọng, yêu cầu xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng gia đình; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp về công tác xây dựng gia đình. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau. Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong công tác xây dựng gia đình.

Đẩy mạnh, đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình; kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình; các rủi ro đối với gia đình, giúp người dân chủ động phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người Việt Nam giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, khát vọng, hiện đại. Nâng cao hiệu quả, tính thiết thực trong xây dựng gia đình văn hóa, gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh." Kịp thời phát hiện và nhân rộng những mô hình gia đình điển hình, tiêu biểu;  gia đình vượt khó, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình có nhiều thế hệ chung sống mẫu mực. Đồng thời, có những hình thức phê phán, tạo ra dư luận xã hội đối với những cá nhân, đơn vị, những tư tưởng lạc hậu, ích kỷ khép kín gia đình với xã hội.

Xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực xã hội. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học về gia đình; hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách về gia đình; sáng tác các tác phẩm văn học - nghệ thuật về chủ đề gia đình.

Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về gia đình bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, thống nhất, gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới và trẻ em. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình theo hướng tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý công tác gia đình. Trí Ánh

277 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 358
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 358
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87650616