Công tác cải cách tư pháp của tỉnh Quảng Trị đạt nhiều kết quả quan trọng 

Những năm qua, công tác cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả quan trọng. Công tác này, đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức và công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Các cơ quan tư pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 49, Kết luận số 92 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tư pháp; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 49 theo kế hoạch của BCĐCCTPTW; xây dựng Chương trình công tác cải cách tư pháp của ngành từ nay đến năm 2020 theo Chương trình công tác cải cách số 22-CTr/BCĐCCTP ngày 10/7/2019 của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến một số nội dung về áp dụng pháp luật do VKSND tối cao yêu cầu đảm bảo về chất lượng và thời gian theo quy định. Sở Tư pháp tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi thi hành pháp luật, dự thảo Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, dự thảo Thông tư hướng dẫn lập dự toán quản lý, sử dụng kinh phí triển khai Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; tích cực tham gia góp ý xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp và pháp luật về thi hành án dân sự.

Viện kiểm sát hai cấp thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nhiệm vụ về CCTP. Hoạt động kiểm sát đảm bảo sự tuân thủ theo quy định của pháp luật. Chất lượng các khâu công tác kiểm sát, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa được nâng cao. Hai cấp Kiểm sát phối hợp với Tòa án tăng cường tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm; lắp đặt, đưa vào sử dụng hệ thống Camera tại phiên tòa để tổ chức phiên tòa trực tuyến kết hợp rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên và hoạt động xét xử; xây dựng 03 phóng sự truyền hình về công tác của ngành kiểm sát, 02 phóng sự về cải cách tư pháp. TAND hai cấp tỉnh đã công bố 700 Bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động xét xử đồng thời đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và giám sát của nhân dân vào hoạt động của Tòa án. Tổ chức 47 phiên tòa rút kinh nghiệm. Lắp đặt trang thiết bị phiên tòa trực tuyến được kết nối đến phòng làm việc của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, Chánh án TAND hai cấp và Viện trưởng VKSND hai cấp với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng. Ngày 26/11/2019, TAND tỉnh phối hợp với VKSND tỉnh tổ chức thí điểm phiên tòa trực tuyến kết hợp với phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm tăng cường sự giám sát của cấp ủy địa phương và nhân dân vào hoạt động xét xử đồng thời nâng cao kỹ năng xét xử,tranh tụng tại phiên tòa cho Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã thành lập Bộ phận một cửa và Hỗ trợ trực tuyến thi hành án dân sự tại nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí của các đương sự trong quá trình thi hành án. Cơ quan THADS 02 cấp đã thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành án của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Cổng, Trang thông tin điện tử Thi hành án dân sự, qua đó giúp người dân và đương sự giám sát tốt hơn việc phân loại án. Tổ chức hiệu quả công tác thi hành án dân sự, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, trong đó chú trọng việc xác minh, phân loại chính xác, đúng pháp luật các vụ việc có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành, nâng cao chất lượng, tỷ lệ thi hành án dân sự xong cao hơn so với năm 2018; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành đối với 100% bản án hành chính có hiệu lực pháp luật.

 Tổ chức và hoạt động của các chế định bổ trợ tư pháp theo tinh thần CCTP được quan tâm. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 8 tổ chức hành nghề luật sư với 15 luật sư đang hoạt động hành nghề. Trong năm 2019, các Tổ chức hành nghề luật sư đã thực hiện 159 việc, gồm 56 việc tố tụng, 60 việc tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác, 43 việc trợ giúp pháp lý. Đoàn Luật sư tỉnh tổ chức thành công Đại hội Luật sư nhiệm kỳ 2019-2023; Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho 1 trường hợp; Sở Tư pháp cấp lại giấy phép hoạt động cho Văn phòng Luật sư Thiên Phong. Có 38 người giám định tư pháp (tăng 4 giám định viên lĩnh vực xây dựng). Năm 2019, các tổ chức Giám định tư pháp công lập đã thực hiện 1041 vụ việc, gồm giám định lĩnh vực pháp y 373 vụ việc, giám định lĩnh vực tài chính 595 vụ việc và giám định khác 26 vụ việc. Trong đó, Trung tâm pháp y thực hiện 195 vụ việc, Phòng kỹ thuật hình sự thực hiện 820 vụ việc, các tổ chức giám định khác thực hiện 26 vụ việc. Có 6 tổ chức hành nghề công chứng với 10 công chứng viên. Phòng công chứng số 1, số 2  tỉnh đã thực hiện công chứng 11.244 hợp đồng, giao dịch dân sự, chứng thực bản sao 9.085 bản, chứng thực chữ ký 1.081 việc với tổng số lệ phí công chứng, chứng thực thu được gần 2,635 tỷ đồng.

Đội ngũ cán bộ, công chức ngành tư pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm và thực hiện đúng chức năng pháp lý khi thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo hiệu quả sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động tư pháp; chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương công vụ, nội vụ; nội bộ cơ quan đoàn kết; không có vi phạm xảy ra trong hoạt động tư pháp thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành; các cơ quan tư pháp từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu công tác cải cách tư pháp. Ngành công an chú trọng kiện toàn, nâng cao chất lượng cơ quan điều tra, cán bộ làm công tác điều tra các cấp, đến nay có 06 đồng chí điều tra viên cao cấp, 92 đồng chí điều tra viên trung cấp, 88 đồng chí điều tra viên sơ cấp. Ngành thi hành án hiện có 46 Chấp hành viên, trong đó có 20 Chấp hành viên Trung cấp, 26 Chấp hành viên sơ cấp; 08 Thẩm tra viên và 19 Thư ký thi hành án. Các cơ quan tư pháp thường xuyên quan tâm cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và kiến thức quốc phòng an ninh, cử cán bộ, công chức tham gia thi nâng ngạch để bảo đảm đủ các chức danh Tư pháp trong hiện nhiệm vụ;  điều động, luân chuyển cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận, tạo nguồn nhân sự để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp. (HY- tổng hợp)

 

1378 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1531
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1531
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88994787