Công khai, minh bạch trong xây dựng và thi hành pháp luật cho cán bộ, công chức ngành tư pháp 

(Chinhphu.vn) - Ngày 20/4, Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về nâng cao ý thức đạo đức công vụ và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật cho đội ngũ công chức, viên chức ngành Tư pháp.
Công khai, minh bạch trong xây dựng và thi hành pháp luật cho cán bộ, công chức ngành Tư pháp - Ảnh 1.

Bộ, ngành Tư pháp, nhiều quy định đã được ban hành để quy định cụ thể về quy trình, thủ tục cũng như trách nhiệm của công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao - Ảnh: VGP/LS

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh; bà Angelika Schlunck, Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp CHLB Đức; bà Frauke Bachler, Giám đốc Quỹ Hợp tác quốc tế Đức về pháp luật IRZ.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nêu rõ thời gian qua, nhiều chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật đã được ban hành để quy định về việc thực thi công vụ, đặc biệt là các quy định về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của công chức, viên chức. Các văn bản có thể kể đến như Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, các chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước... 

Đối với công chức, viên chức của Bộ, ngành tư pháp, nhiều quy định đã được ban hành để quy định cụ thể về quy trình, thủ tục cũng như trách nhiệm của công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Bộ Tư pháp cũng đã ban hành và chỉ đạo thực hiện quyết định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp và nhiều chuẩn mực, quy tắc ứng xử của các chức danh tư pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thực thi công vụ, vì lợi ích chung của Nhà nước, nhân dân và xã hội. Trên cơ sở các quy định, quy tắc được ban hành, nhận thức của đội ngũ công chức, viên chức ngày càng được nâng cao, việc chấp hành các quy tắc đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, kỷ luật, kỷ cương công vụ ngày càng được nghiêm túc hơn.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cũng nhấn mạnh Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính và nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật.

Công khai, minh bạch trong xây dựng và thi hành pháp luật cho cán bộ, công chức ngành Tư pháp - Ảnh 2.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh: Kết quả của hội thảo là cơ sở và là nguồn tham khảo hữu ích để Bộ Tư pháp tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp - Ảnh: VGP/LS

Do đó, Bộ Tư pháp đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống quy định về chuẩn mực đạo đức công vụ, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, hiệu quả thực hiện chuẩn mực đạo đức công vụ và phòng ngừa các vi phạm, biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tác phong, ý thức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh hội thảo là cơ hội để các cơ quan, đơn vị của Bộ Tư pháp trao đổi, chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm từ các chuyên gia quốc tế về việc nâng cao ý thức đạo đức công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức của ngành tư pháp, trong đó có trách nhiệm chung và trách nhiệm bảo đảm công khai, minh bạch trong xây dựng pháp luật; trao đổi thêm các quy định, quy tắc và việc thực hiện các quy tắc, quy định, từ đó đề xuất các giải pháp, biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn.

Kết quả của hội thảo sẽ là cơ sở và là nguồn tham khảo hữu ích để Bộ Tư pháp tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp và nhiều chuẩn mực, quy tắc ứng xử của các chức danh tư pháp trong thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ về các vấn đề liên quan đến sự cần thiết nâng cao ý thức thực hiện đạo đức công vụ của công chức, viên chức của ngành tư pháp; các chuẩn mực quốc tế được đề xuất của Nhóm làm việc về phòng chống tham nhũng G20 và OECD; giải pháp thúc đẩy thực hiện các chuẩn mực đạo đức của chấp hành viên, của các chức danh tư pháp như luật sư, công chứng, đấu giá viên...

LS

112 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 447
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 447
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 89314906