Chuyển đổi số - yêu cầu ngày càng cao về đạo đức của người làm báo 

Chuyển đổi số đang trong giai đoạn diễn ra mạnh mẽ và rất nhanh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; báo chí không chỉ đóng vai trò là nguồn thông tin phản ánh mọi lĩnh vực, yêu cầu đặt ra thời kỳ mới báo chí đáp ứng yêu cầu là bộ lọc thông tin, giải đáp, hướng dẫn, phân tích, chỉ ra được bản chất của các hiện tượng, câu chuyện, vấn đề trong xã hội để bảo đảm thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng và phát triển theo hướng hiện đại. Điều này yêu cầu ngày càng cao về đạo đức của người làm báo.

Sự dịch chuyển phương thức tiếp cận thông tin của người đọc, nghe, xem từ bị động sang chủ động và công nghệ định hướng, dẫn dắt người dùng diễn ra nhanh chóng. Cạnh tranh thông tin giữa các loại hình truyền thông ngày càng cao; xuất hiện ngày càng nhiều cá nhân, doanh nghiệp tự sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình và cung cấp lên các hạ tầng truyền dẫn trên mạng internet qua các trang web, ứng dụng, mạng xã hội, hình thành xu thế “truyền thông đại chúng” với những thông tin đa chiều, khó định hướng.

Để giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh thông tin; tạo sự chuyến biến tích cực từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, người lao động và các tầng lớp nhân dân; phát huy tối đa lợi thế và vai trò mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, nắm bắt, định hướng dư luận xã hội và đấu tranh, phản bác có hiệu quả các quan điếm sai trái, thù địch; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền đúng, trúng, hấp dẫn, đưa thông tin đến bạn đọc nhanh, chính xác, trung thực, đa chiều và khách quan…đòi hỏi ngày càng cao về đạo đức của người làm báo. Phát huy vai trò của báo chí trong thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch với nhiều hình thức, nội dung thông tin phong phú, nâng cao chất lượng thông tin, số lượng, chất lượng các tin bài, chương trình có hiệu ứng tốt trong xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.

Ngày 5/4/2016, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật báo chí 2016 và ngày 29/4/2016 Chủ tịch nước công bố Luật (có hiệu lực từ 1/1/2017). Ngày 16/12/2016, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ký Quyết định số 483/QĐ-HNBVN ban hành Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam có hiệu lực cùng thời điểm với Luật Báo chí. Ngày 24/12/2018, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ký Quyết định số 1131/QĐ-HNBVN ban hành Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.

Báo chí Việt Nam có bước phát triển mạnh về số lượng và ứng dụng công nghệ tiên tiến, thật sự là “Phương tiện thông tin tin cậy đối với đời sống xã hội; cơ quan ngôn luận của Ðảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân và công chúng báo chí.

Tuy nhiên, tình trạng thông tin nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội, tin, bài giật tít phản cảm vẫn chưa được khắc phục; một số thông tin trên báo chí chưa phù hợp, chưa coi trọng chức năng tuyên truyền, giáo dục, định hướng; còn tồn tại tình trạng đăng tải tin, bài khai thác thông tin từ mạng xã hội nhưng chưa làm tốt việc thẩm định, kiểm chứng nguồn tin... Vẫn còn tình trạng phóng viên tham gia mạng xã hội có những phát biểu, bài viết về một số vấn đề, vụ việc cá nhân có xu hướng kích động, gây nhiễu dư luận. Tình trạng một số phóng viên báo chí chưa thực hiện nghiêm túc Quy tắc sử dụng mạng xã hội, thiếu thận trọng trong khi xử lý nguồn tin trên mạng xã hội phục vụ tác nghiệp; vẫn còn tình trạng một số phóng viên, nhà báo đã sử dụng trang facecbook cá nhân, quyền Admin của một số fanpage đã đăng tải chia sẽ nhiều thông tin, nội dung gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; còn tình trạng phóng viên trong chia sẻ link bài viết lên trang Facebook cá nhân, gắn thẻ các trang cộng đồng có lượng người theo dõi đông, đã đăng tải tình trạng với từ ngữ giật tít không chính xác...

Người làm báo thực hiên tốt Quy tắc của người làm báo khi tham gia mạng xã hội là trách nhiệm với xã hội nhưng trước hết góp phần quan trọng trong công tác giữ gìn và bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và uy tín của người làm báo Việt Nam. Hoài Thơm

583 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 735
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 735
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87016214