Chuyển đổi sinh kế cho ngư dân ven biển Quảng Trị: Đối mặt với nhiều khó khăn! 

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Ủy ban Y tế Hà Lan Việt Nam tổ chức hội thảo “Đánh giá tác động sinh kế tại 16 xã, thị trấn vùng biển Quảng Trị”.

Ông Võ Văn Hưng - Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết: Đến nay, sau 18 tháng kể từ ngày Quảng Trị có những chính sách cho ngư dân vùng thiệt hại ven biển, các nhóm sinh kế cơ bản phục hồi. Trong đó xuất khẩu lao động và đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt là ba xu hướng chuyển đổi sinh kế chính tại cộng đồng ven biển Quảng Trị.

Năm 2016 có 400 lao động của 16 xã, thị trấn từng tham gia đánh bắt tàu xa bờ đi xuất khẩu lao động và làm việc cho các tàu tại các địa phương khác, năm 2017 có 400 người.

Tỉnh cũng đã huy động 9,1 tỷ đồng để hỗ trợ 77 mô hình chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cho 1.145 hộ gia đình của 16 xã, thị trấn. Chính quyền còn đưa các kỹ sư nông nghiệp về giúp bà con thực hiện mô hình kinh tế đúng kỹ thuật.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được thì quá trình tham vấn độc lập từ cộng đồng 16 xã, thị trấn cho thấy cư dân ven biển vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.

04-39-56_sinh_ke_4
Mô hình trồng đậu xanh của người dân ven biển Quảng Trị

Cụ thể, theo điều tra của Ủy ban Y tế Hà Lan Việt Nam thì thu nhập bình quân của hơn 32 ngàn lao động thuộc 16 xã, thị trấn ven biển Quảng Trị giảm hơn 40% so với trước sự cố. Ước tính trong giai đoạn từ tháng 4/2016 đến 9/2017 (18 tháng), tổng thiệt hại thu nhập tại 16 xã, thị trấn hơn 2.100 tỷ đồng. Có 88% gia đình cảm thấy lo âu về cuộc sống của họ.

Đặc biệt, nguồn vốn tự nhiên là điều kiện quan trọng giúp ngư dân phục hồi sớm ngành đánh bắt trên biển vẫn đang gặp khó khăn lớn. Sản lượng đánh bắt hải sản năm 2017 của ngư dân 16 xã, thị trấn có thể giảm đến 50%. Vì có hơn 30 loài thủy sản tầng nổi và 65 loài thủy sản tầng đáy được ghi nhận bị suy giảm từ 20 đến 80%. Một số loài thủy sản ở tầng đáy có giá trị kinh tế cao như cá hố, cá mú, tôm hùm, ốc… suy giảm hơn 80%. Thậm chí một số loài không còn xuất hiện như nhím biển. Các loài thủy sản phổ biến như cá thu, cá ngừ giảm sút 40 đến 60%.

Các ý kiến tại hội thảo xác định những dự án đầu tư giúp cộng đồng có chiến lược sinh kế bền vững hơn. Đó là dự án cải tạo gần 2 ngàn ha đất vùng ven biển; dự án chuỗi cung ứng thanh long cho thị trường Hà Lan; dự án năng lượng sạch chế biến nước mắm hấp sấy cá; dự án đưa xưởng sản xuất về nông thôn tạo việc làm cho phụ nữ; dự án cải thiện sức khỏe cộng đồng…

04-39-56_sinh_ke_5
Có 95% loài thủy sản tầng nổi, tầng đáy suy giảm nên ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt của ngư dân ven biển Quảng Trị
04-39-56_sinh_ke_2Bà Akiko Fujii - Phó giám đốc Quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam chỉ rõ sự cố môi trường do Formosa gây ra cho các tỉnh miền Trung là một thảm họa ảnh hưởng đến đời sống người dân ven biển. Bà Akiko Fujii nhấn mạnh phải hết sức chú ý đến môi trường và sức khỏe của con người trong phát triển kinh tế. Vì vậy, UNDP đã phối hợp với Việt Nam, địa phương Quảng Trị tìm ra giải pháp hữu hiệu khắc phục khó khăn cũng như chia sẻ những biện pháp quản trị và hỗ trợ về chính sách cho Quảng Trị, cho Việt Nam.
04-39-56_sinh_ke_3Ông Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị: Hiện tại người dân trong vùng ảnh hưởng sự cố môi trường rất dễ tổn thương nên chúng ta tìm hướng đầu tư khôi phục kinh tế - xã hội cho người dân ở đây là sự đầu tư rất nhân văn. Chúng tôi kêu gọi Trung ương và các tổ chức quốc tế tiếp tục giúp Quảng Trị có thêm điều kiện để đầu tư cho bà con ngư dân ven biển phát triển sinh kế bền vững.
LÂM QUANG HUY
503 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 676
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 676
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87237052